1. Tàu Titanic huyền thoại bị chìm lúc 2h20 ngày 15/4/1912 sau khi va phải băng trôi trên Đại Tây Dương, cách đảo Newfoundland, Canada, khoảng 600 km về phía nam. Vụ tai nạn thương tâm này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người.Một số kết quả nghiên cứu, kíp trực trên tàu Titanic đã phát hiện tảng băng trôi đến khi thảm họa xảy ra dài hơn 1 phút nhưng đã phớt lờ nó đi. Chính sự chậm trễ này khiến các thủy thủ phát hiện tảng băng quá muộn nên tàu không kịp tránh va chạm và va vào tảng băng trôi trên Đại Tây Dương lúc 23h40 ngày 14/4. Chỉ có khoảng 37 giây để chuyển hướng nên tàu Titanic gặp phải đại nạn kinh hoàng trên. Chính vì vậy, con tàu đã chìm sau đó gần 2 tiếng.2. Một số nhà khoa học nhận định tàu Titanic bị chìm là do siêu trăng. Cụ thể, Titanic bị chìm vào một đêm không trăng. Trong đó, tảng băng khiến tàu Titanic gặp thảm họa "kinh thiên động địa" đã dạt vào hải trình của con tàu được mệnh danh "không thể chìm" do hiện tượng trăng tròn từ ba tháng rưỡi trước đó.Hiện tượng “siêu trăng” có nghĩa là trăng tròn trong tháng mà nó tới gần trái đất nhất đã khiến số lượng băng phía bắc Đại Tây Dương tăng cao bất thường. Theo các chuyên gia, cự ly ngắn bất thường giữa mặt trăng và trái đất cộng với việc mặt trăng, trái đất, mặt trời xếp thẳng hàng khiến lực hút lên địa cầu tăng vọt.Từ đó dẫn tới sự hình thành của thủy triều cực lớn. Do thủy triều mạnh nên những tảng băng lớn sẽ nổi lên sớm hơn so với thời điểm bình thường và nổi lên vào ngày 14/4/1912.3. Một cuốn sách đã tiên đoán chuẩn xác về thảm họa chìm tàu đó là tác phẩm "Futility, Or Wreck of the Titan" (tạm dịch Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan). Nhà văn người Mỹ Morgan Robertson viết tác phẩm này năm 1898 - 14 năm trước khi Titanic chìm ở Đại Tây Dương.Trong cuốn tiểu thuyết đó, Robertson viết về một con tàu có tên Titan. Con tàu này có kích thước lớn nhất từ trước đến nay đã đâm phải tảng băng trôi như thế nào ngay trong chuyến hải trình đầu tiên rồi chìm xuống đáy đại dương.Những chi tiết kể về bi kịch mà tàu Titan gặp phải đã xảy ra tượng tự với tàu Titanic. Cụ thể, 14 năm sau, con tàu Titanic huyền thoại đã lặp lại bi kịch y như tàu Titan được đề cập trong cuốn tiểu thuyết của Robertson. Theo đó, cuốn tiểu thuyết Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan được cho là đã tiên đoán chính xác vận mệnh con tàu Titanic.4. Tàu Titanic vướng phải lời nguyền nghiệt ngã. Sau khi tàu Titanic bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng, nhiều lời đồn, giả thuyết có phần điên rồ được đưa ra. Trong đó nổi bật là lời đồn viên kim cương nổi tiếng có tên Hy vọng mang theo lời nguyền bí ẩn có mặt trên chuyến tàu định mệnh đó.Viên kim cương Hy vọng nặng 45,52 carat. Những người sở hữu viên kim cương này có người bị chặt đầu hay mất mạng một cách khủng khiếp. Ngay cả người đưa thư mang nó tới bảo tàng Smithsonian cũng gặp bất hạnh. Giả thuyết khác lại cho rằng Titanic bị chìm do vướng phải lời nguyền nghiệt ngã của một xác ướp cổ xưa.
1. Tàu Titanic huyền thoại bị chìm lúc 2h20 ngày 15/4/1912 sau khi va phải băng trôi trên Đại Tây Dương, cách đảo Newfoundland, Canada, khoảng 600 km về phía nam. Vụ tai nạn thương tâm này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người.
Một số kết quả nghiên cứu, kíp trực trên tàu Titanic đã phát hiện tảng băng trôi đến khi thảm họa xảy ra dài hơn 1 phút nhưng đã phớt lờ nó đi. Chính sự chậm trễ này khiến các thủy thủ phát hiện tảng băng quá muộn nên tàu không kịp tránh va chạm và va vào tảng băng trôi trên Đại Tây Dương lúc 23h40 ngày 14/4. Chỉ có khoảng 37 giây để chuyển hướng nên tàu Titanic gặp phải đại nạn kinh hoàng trên. Chính vì vậy, con tàu đã chìm sau đó gần 2 tiếng.
2. Một số nhà khoa học nhận định tàu Titanic bị chìm là do siêu trăng. Cụ thể, Titanic bị chìm vào một đêm không trăng. Trong đó, tảng băng khiến tàu Titanic gặp thảm họa "kinh thiên động địa" đã dạt vào hải trình của con tàu được mệnh danh "không thể chìm" do hiện tượng trăng tròn từ ba tháng rưỡi trước đó.
Hiện tượng “siêu trăng” có nghĩa là trăng tròn trong tháng mà nó tới gần trái đất nhất đã khiến số lượng băng phía bắc Đại Tây Dương tăng cao bất thường. Theo các chuyên gia, cự ly ngắn bất thường giữa mặt trăng và trái đất cộng với việc mặt trăng, trái đất, mặt trời xếp thẳng hàng khiến lực hút lên địa cầu tăng vọt.
Từ đó dẫn tới sự hình thành của thủy triều cực lớn. Do thủy triều mạnh nên những tảng băng lớn sẽ nổi lên sớm hơn so với thời điểm bình thường và nổi lên vào ngày 14/4/1912.
3. Một cuốn sách đã tiên đoán chuẩn xác về thảm họa chìm tàu đó là tác phẩm "Futility, Or Wreck of the Titan" (tạm dịch Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan). Nhà văn người Mỹ Morgan Robertson viết tác phẩm này năm 1898 - 14 năm trước khi Titanic chìm ở Đại Tây Dương.
Trong cuốn tiểu thuyết đó, Robertson viết về một con tàu có tên Titan. Con tàu này có kích thước lớn nhất từ trước đến nay đã đâm phải tảng băng trôi như thế nào ngay trong chuyến hải trình đầu tiên rồi chìm xuống đáy đại dương.
Những chi tiết kể về bi kịch mà tàu Titan gặp phải đã xảy ra tượng tự với tàu Titanic. Cụ thể, 14 năm sau, con tàu Titanic huyền thoại đã lặp lại bi kịch y như tàu Titan được đề cập trong cuốn tiểu thuyết của Robertson. Theo đó, cuốn tiểu thuyết Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan được cho là đã tiên đoán chính xác vận mệnh con tàu Titanic.
4. Tàu Titanic vướng phải lời nguyền nghiệt ngã. Sau khi tàu Titanic bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng, nhiều lời đồn, giả thuyết có phần điên rồ được đưa ra. Trong đó nổi bật là lời đồn viên kim cương nổi tiếng có tên Hy vọng mang theo lời nguyền bí ẩn có mặt trên chuyến tàu định mệnh đó.
Viên kim cương Hy vọng nặng 45,52 carat. Những người sở hữu viên kim cương này có người bị chặt đầu hay mất mạng một cách khủng khiếp. Ngay cả người đưa thư mang nó tới bảo tàng Smithsonian cũng gặp bất hạnh. Giả thuyết khác lại cho rằng Titanic bị chìm do vướng phải lời nguyền nghiệt ngã của một xác ướp cổ xưa.