Tàu viễn dương SS President Coolidge bị đánh chìm ở Vanuatu, Nam Thái Bình Dương. Trước đó, con tàu hiện đại này được đưa vào hoạt động với vai trò tàu đổ bộ chở lính Mỹ từ tháng 12/1941 - 10/1942. Nó bị đánh chìm ở Espiritu Santo, New Hebrides do trúng mìn. Khi chìm, con tàu mang theo nhiều thiết bị quân sự như pháo, xe tải...
Tàu Um El Faroud xuất cảng năm 1969. Đến năm 1995, một vụ nổ khí gas trong lúc bảo trì đã khiến Um El Faroud bị chìm ngoài khơi bờ biển Malta. Hiện đây là một trong những điểm lặn hút khách thăm quan, khám phá. MS Zenobia bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Larnaca, Síp từ những năm 1980. Cho đến nay, con tàu này hầu như vẫn còn nguyên vẹn với thảm trải sàn và máy bán hàng tự động vẫn còn ở trên boong tàu. Đây cũng là nơi cư ngụ của các loại cá ngừ và cá nhồng. USS Scuffle là tàu quét mìn được chế tạo cho Hải quân Mỹ hồi Chiến tranh thế giới 2. Tháng 10/1962, tàu này được bán cho Hải quân Mexico và đổi tên thành ARM DM-05. Con tàu này bị đánh chìm ngoài khơi đảo Cozumel, Mexico năm 1999.
Tàu MTS Oceanos xuất cảng tháng 7/1952 và bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Phi ngày 4/8/1991. Nguyên nhân là do xảy ra một cơn bão khiến nước tràn vào động cơ của tàu khiến nó chìm dần xuống đáy biển. Hiện nó ngủ sâu dưới đáy đại dương khoảng 302 - 318 feet. Do khu vực này nước chảy mạnh cùng với sự xuất hiện của nhiều cá mập khiến các thợ lặn khó tiếp cận xác tàu đắm MTS Oceanos.
Tàu sân bay USS Oriskany là tàu chiến lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay bị đánh đắm ngoài biển khơi bang Florida do hết hạn sử dụng. Tàu chiến này từng tham chiến ở Triều Tiên, Việt Nam và được sử dụng để khai thác du lịch. SS Thistlegorm là tàu buôn được trang bị vũ khí của Hải quân Anh bị phát xít Đức đánh chìm ở Biển Đỏ năm 1941. Khi đó, tàu buôn này chở nhiều xe bọc thép, súng, đạn dược... Cho đến nay, nhiều hiện vật, vũ khí vẫn còn nguyên vẹn trong xác tàu đắm.
Tàu HMHS Britannic được đóng để phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trong Chiến tranh thế giới 1, Britannic được đưa vào biên chế của quân đội, với vai trò là tàu quân y. Vào ngày 21/11/1916, HMHS Britannic đâm phải thủy lôi và chìm ngoài khơi đảo Kea, Hy Lạp cùng với 30 người có mặt trên tàu. Britannic được mệnh danh là xác tàu đắm ngoạn mục nhất thế giới.
SS Andrea Doria là tàu biển của Italy được đóng vào năm 1951. Khi đó, nó là tàu lớn nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Tuy nhiên, ngày 25/7/1956, tàu chở khách sang trọng SS Andrea Doria đã va chạm với tàu MS Stockholm do sương mù dày đặc ở vùng phía Bắc Đại Tây Dương gần đảo Nantucket. 11 giờ sau cuộc va chạm, tàu Andrea Doria bị chìm xuống đáy biển cùng với 46 người. Thiết giáp hạm lớp Bismarck của Hải quân Đức được đặt tên theo tướng Otto von Bismarck, được đóng vào năm 1936. Tháng 5/1941, Hải quân Anh đã tấn công và đánh chìm con tàu này. Tháng 6/1989, Robert Ballard đã tìm thấy xác tàu Bismarck ở độ sâu 15.700 feet dưới đáy Đại Tây Dương.
Tàu viễn dương SS President Coolidge bị đánh chìm ở Vanuatu, Nam Thái Bình Dương. Trước đó, con tàu hiện đại này được đưa vào hoạt động với vai trò tàu đổ bộ chở lính Mỹ từ tháng 12/1941 - 10/1942. Nó bị đánh chìm ở Espiritu Santo, New Hebrides do trúng mìn. Khi chìm, con tàu mang theo nhiều thiết bị quân sự như pháo, xe tải...
Tàu Um El Faroud xuất cảng năm 1969. Đến năm 1995, một vụ nổ khí gas trong lúc bảo trì đã khiến Um El Faroud bị chìm ngoài khơi bờ biển Malta. Hiện đây là một trong những điểm lặn hút khách thăm quan, khám phá.
MS Zenobia bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Larnaca, Síp từ những năm 1980. Cho đến nay, con tàu này hầu như vẫn còn nguyên vẹn với thảm trải sàn và máy bán hàng tự động vẫn còn ở trên boong tàu. Đây cũng là nơi cư ngụ của các loại cá ngừ và cá nhồng.
USS Scuffle là tàu quét mìn được chế tạo cho Hải quân Mỹ hồi Chiến tranh thế giới 2. Tháng 10/1962, tàu này được bán cho Hải quân Mexico và đổi tên thành ARM DM-05. Con tàu này bị đánh chìm ngoài khơi đảo Cozumel, Mexico năm 1999.
Tàu MTS Oceanos xuất cảng tháng 7/1952 và bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Phi ngày 4/8/1991. Nguyên nhân là do xảy ra một cơn bão khiến nước tràn vào động cơ của tàu khiến nó chìm dần xuống đáy biển. Hiện nó ngủ sâu dưới đáy đại dương khoảng 302 - 318 feet. Do khu vực này nước chảy mạnh cùng với sự xuất hiện của nhiều cá mập khiến các thợ lặn khó tiếp cận xác tàu đắm MTS Oceanos.
Tàu sân bay USS Oriskany là tàu chiến lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay bị đánh đắm ngoài biển khơi bang Florida do hết hạn sử dụng. Tàu chiến này từng tham chiến ở Triều Tiên, Việt Nam và được sử dụng để khai thác du lịch.
SS Thistlegorm là tàu buôn được trang bị vũ khí của Hải quân Anh bị phát xít Đức đánh chìm ở Biển Đỏ năm 1941. Khi đó, tàu buôn này chở nhiều xe bọc thép, súng, đạn dược... Cho đến nay, nhiều hiện vật, vũ khí vẫn còn nguyên vẹn trong xác tàu đắm.
Tàu HMHS Britannic được đóng để phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trong Chiến tranh thế giới 1, Britannic được đưa vào biên chế của quân đội, với vai trò là tàu quân y. Vào ngày 21/11/1916, HMHS Britannic đâm phải thủy lôi và chìm ngoài khơi đảo Kea, Hy Lạp cùng với 30 người có mặt trên tàu. Britannic được mệnh danh là xác tàu đắm ngoạn mục nhất thế giới.
SS Andrea Doria là tàu biển của Italy được đóng vào năm 1951. Khi đó, nó là tàu lớn nhất, nhanh nhất và an toàn nhất. Tuy nhiên, ngày 25/7/1956, tàu chở khách sang trọng SS Andrea Doria đã va chạm với tàu MS Stockholm do sương mù dày đặc ở vùng phía Bắc Đại Tây Dương gần đảo Nantucket. 11 giờ sau cuộc va chạm, tàu Andrea Doria bị chìm xuống đáy biển cùng với 46 người.
Thiết giáp hạm lớp Bismarck của Hải quân Đức được đặt tên theo tướng Otto von Bismarck, được đóng vào năm 1936. Tháng 5/1941, Hải quân Anh đã tấn công và đánh chìm con tàu này. Tháng 6/1989, Robert Ballard đã tìm thấy xác tàu Bismarck ở độ sâu 15.700 feet dưới đáy Đại Tây Dương.