Chiến tranh thế giới 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại không thể lãng quên. Diễn ra từ năm 1939 -1945, cuộc chiến tranh này có sự tham gia của hơn 30 quốc gia, trong đó có cả các nước lớn. Hậu quả của Chiến tranh thế giới 2 là khoảng 60 - 85 triệu người thiệt mạng.Những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ trong thế kỷ 13 ở châu Á và châu Âu đã gây ra cái chết của 40 - 70 triệu người. Các nhà sử học đánh giá những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử. Không chỉ gieo rắc sự sợ hãi về chiến tranh, những cuộc xâm lược đó còn kéo theo dịch bệnh hạch xuất hiện, khiến số lượng thương vong tăng.Cuộc chiến tranh 3 nước Ngụy - Thục - Ngô diễn ra từ năm 220 - 280 là cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực và cố gắng thống nhất các dân tộc ở Trung Quốc thời cổ đại. Theo ước tính, những cuộc chiến khốc liệt giữa 3 nước này đã gây ra cái chết của khoảng 40 triệu người.Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 2 đã cướp đi sinh mạng của 25 - 30 triệu người. Diễn ra từ năm 1937 - 1945, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Quốc và trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á trong thế kỷ 20. Theo ước tính, 20 triệu người Trung Quốc thiệt mạng và hơn 4 triệu binh sĩ Nhật Bản tử vong vì chiến trận, bệnh tật, đói khát...Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ tháng 7/1914 - 11/1918 là cuộc chiến toàn cầu, với sự tham gia của nhiều quốc gia. Theo ước tính, khoảng 11 triệu binh sĩ và khoảng 7 triệu dân thường thiệt mạng. Đây cũng là cuộc chiến hao tốn của cải trong lịch sử.Loạn An Sử diễn ra từ năm 755 - 763 trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Trong cuộc chiến đó, An Lộc Sơn tự tuyên bố là Thánh Vũ Hoàng đế, lập ra một triều đại mới có quốc hiệu là Yên. Cuộc bạo loạn này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13 - 36 triệu người.Cuộc chinh phục của Tamerlane trong thế kỷ 14 ở nhiều vùng lãnh thổ phương Tây, Nam và Trung Á, Caucasus và miền nam nước Nga... đã cướp đi sinh mạng của 17 triệu người (khoảng 5% dân số thế giới). Những cuộc chinh phạt đẫm máu của Tamerlane đã trở thành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử quân sự.Cuộc chiến tranh 30 năm (diễn ra từ năm 1618 - 1648) là một loạt cuộc chiến đẫm máu diễn ra ở Trung Âu. Cuộc chiến này đã lôi kéo hầu như các nước lớn ở châu Âu. Theo ước tính, số lượng người thiệt mạng trong cuộc chiến dài đằng đẵng này lên tới 3 - 11,5 triệu người.Napoleon Bonaparte đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt từ năm 1803 - 1815 nhằm vào các quốc gia châu Âu. Trong sự nghiệp cầm binh, Napoleon đã tham gia 60 trận chiến và chỉ thua 7 trận. Hậu quả những cuộc chinh phạt của Napoleon là 3,5 - 6 triệu người chết.Cuộc chiến tranh giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc diễn ra từ năm 598 - 614 đã gây ra cái chết của 2 triệu người.
Chiến tranh thế giới 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại không thể lãng quên. Diễn ra từ năm 1939 -1945, cuộc chiến tranh này có sự tham gia của hơn 30 quốc gia, trong đó có cả các nước lớn. Hậu quả của Chiến tranh thế giới 2 là khoảng 60 - 85 triệu người thiệt mạng.
Những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ trong thế kỷ 13 ở châu Á và châu Âu đã gây ra cái chết của 40 - 70 triệu người. Các nhà sử học đánh giá những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử. Không chỉ gieo rắc sự sợ hãi về chiến tranh, những cuộc xâm lược đó còn kéo theo dịch bệnh hạch xuất hiện, khiến số lượng thương vong tăng.
Cuộc chiến tranh 3 nước Ngụy - Thục - Ngô diễn ra từ năm 220 - 280 là cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực và cố gắng thống nhất các dân tộc ở Trung Quốc thời cổ đại. Theo ước tính, những cuộc chiến khốc liệt giữa 3 nước này đã gây ra cái chết của khoảng 40 triệu người.
Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ 2 đã cướp đi sinh mạng của 25 - 30 triệu người. Diễn ra từ năm 1937 - 1945, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Quốc và trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á trong thế kỷ 20. Theo ước tính, 20 triệu người Trung Quốc thiệt mạng và hơn 4 triệu binh sĩ Nhật Bản tử vong vì chiến trận, bệnh tật, đói khát...
Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ tháng 7/1914 - 11/1918 là cuộc chiến toàn cầu, với sự tham gia của nhiều quốc gia. Theo ước tính, khoảng 11 triệu binh sĩ và khoảng 7 triệu dân thường thiệt mạng. Đây cũng là cuộc chiến hao tốn của cải trong lịch sử.
Loạn An Sử diễn ra từ năm 755 - 763 trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Trong cuộc chiến đó, An Lộc Sơn tự tuyên bố là Thánh Vũ Hoàng đế, lập ra một triều đại mới có quốc hiệu là Yên. Cuộc bạo loạn này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13 - 36 triệu người.
Cuộc chinh phục của Tamerlane trong thế kỷ 14 ở nhiều vùng lãnh thổ phương Tây, Nam và Trung Á, Caucasus và miền nam nước Nga... đã cướp đi sinh mạng của 17 triệu người (khoảng 5% dân số thế giới). Những cuộc chinh phạt đẫm máu của Tamerlane đã trở thành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử quân sự.
Cuộc chiến tranh 30 năm (diễn ra từ năm 1618 - 1648) là một loạt cuộc chiến đẫm máu diễn ra ở Trung Âu. Cuộc chiến này đã lôi kéo hầu như các nước lớn ở châu Âu. Theo ước tính, số lượng người thiệt mạng trong cuộc chiến dài đằng đẵng này lên tới 3 - 11,5 triệu người.
Napoleon Bonaparte đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt từ năm 1803 - 1815 nhằm vào các quốc gia châu Âu. Trong sự nghiệp cầm binh, Napoleon đã tham gia 60 trận chiến và chỉ thua 7 trận. Hậu quả những cuộc chinh phạt của Napoleon là 3,5 - 6 triệu người chết.
Cuộc chiến tranh giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc diễn ra từ năm 598 - 614 đã gây ra cái chết của 2 triệu người.