Trán: The Jakarta Post dẫn lời TS Roshini Raj, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và da ở Indonesia, cho hay nổi mụn trên trán thường do căng thẳng và các vấn đề về tiêu hóa. Theo TS Raj, bạn nên khắc phục điều này bằng cách ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tránh chạm tay lên vùng trán. Ngoài ra, bạn không nên để tóc mái, tránh mồ hôi, bã nhờn gây viêm. Má: Mụn gần đỉnh má liên quan vấn đề về hệ hô hấp. Trong khi đó, nếu bạn nổi mụn ở má dưới, cơ thể đang cảnh báo bạn vệ sinh răng miệng kém, nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. TS Raj khuyên bạn nên làm sạch không khí trong nhà, cọ rửa và vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc má như điện thoại, cọ trang điểm, gối… Vùng chữ T:Mụn nổi ở vùng này thường do mất cân bằng đường tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm. Nó còn liên quan vấn đề về gan, thận. Nếu mũi mọc mụn ửng đỏ, bạn cần cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao, rối loạn chức năng gan. TS Raj khuyên bạn nên ăn ít sữa, thịt đỏ và đồ ăn nhanh. Đồng thời, các bữa ăn nên bổ sung rau xanh. Cằm:Nổi mụn ở cằm là do mất cân bằng nội tiết tố. Bạn nên xây dựng thói quen ngủ đủ giấc, đều đặn, chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trà bạc hà, omega-3 để giảm mụn ở cằm. Dưới mắt:Mắt thâm quầng, sưng húp và nổi mụn là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn có vấn đề. Nguyên nhân là mất nước, căng thẳng. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, tránh caffeine, muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trà xanh, bổ sung chất chống oxy hóa, giảm quầng thâm. Lưng, cánh tay và đùi:Đột biến nội tiết tố và di truyền là nguyên nhân gây mụn ở vùng cơ thể này. Loại quần áo chúng ta mặc cũng góp phần tăng khả năng nổi mụn lưng, đùi, cánh tay. Do đó, chúng ta nên mặc trang phụ thoải mái, thoáng mát, sử dụng kem dưỡng da, xà bông thấm nhanh, không bết dính để tránh bít tắc lỗ chân lông. Mụn ở ngực:Nguyên nhân của tình trạng này có thể là thay đổi nội tiết tố, ăn nhiều thực phẩm ngọt, mất nước khi tập thể thao, dị ứng mỹ phẩm hoặc kích ứng da. Do vậy, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, chọn trang phục rộng, thoải mái, giảm đồ ngọt và uống nhiều nước.
Trán: The Jakarta Post dẫn lời TS Roshini Raj, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và da ở Indonesia, cho hay nổi mụn trên trán thường do căng thẳng và các vấn đề về tiêu hóa. Theo TS Raj, bạn nên khắc phục điều này bằng cách ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tránh chạm tay lên vùng trán. Ngoài ra, bạn không nên để tóc mái, tránh mồ hôi, bã nhờn gây viêm.
Má: Mụn gần đỉnh má liên quan vấn đề về hệ hô hấp. Trong khi đó, nếu bạn nổi mụn ở má dưới, cơ thể đang cảnh báo bạn vệ sinh răng miệng kém, nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. TS Raj khuyên bạn nên làm sạch không khí trong nhà, cọ rửa và vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc má như điện thoại, cọ trang điểm, gối…
Vùng chữ T:Mụn nổi ở vùng này thường do mất cân bằng đường tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm. Nó còn liên quan vấn đề về gan, thận. Nếu mũi mọc mụn ửng đỏ, bạn cần cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao, rối loạn chức năng gan. TS Raj khuyên bạn nên ăn ít sữa, thịt đỏ và đồ ăn nhanh. Đồng thời, các bữa ăn nên bổ sung rau xanh.
Cằm:Nổi mụn ở cằm là do mất cân bằng nội tiết tố. Bạn nên xây dựng thói quen ngủ đủ giấc, đều đặn, chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trà bạc hà, omega-3 để giảm mụn ở cằm.
Dưới mắt:Mắt thâm quầng, sưng húp và nổi mụn là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn có vấn đề. Nguyên nhân là mất nước, căng thẳng. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, tránh caffeine, muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trà xanh, bổ sung chất chống oxy hóa, giảm quầng thâm.
Lưng, cánh tay và đùi:Đột biến nội tiết tố và di truyền là nguyên nhân gây mụn ở vùng cơ thể này. Loại quần áo chúng ta mặc cũng góp phần tăng khả năng nổi mụn lưng, đùi, cánh tay. Do đó, chúng ta nên mặc trang phụ thoải mái, thoáng mát, sử dụng kem dưỡng da, xà bông thấm nhanh, không bết dính để tránh bít tắc lỗ chân lông.
Mụn ở ngực:Nguyên nhân của tình trạng này có thể là thay đổi nội tiết tố, ăn nhiều thực phẩm ngọt, mất nước khi tập thể thao, dị ứng mỹ phẩm hoặc kích ứng da. Do vậy, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, chọn trang phục rộng, thoải mái, giảm đồ ngọt và uống nhiều nước.