Canh chua cá linh: Món ăn thường thấy trong những bữa cơm gia đình ở miền Tây khi mùa nước lớn chính là canh chua cá linh. Kiểu chế biến quen thuộc nhưng lúc nào cũng được đón nhận nhiệt tình.Nét hấp dẫn nhất của món ăn này là khi kết hợp cá linh nấu cùng bông súng hay bông điên điển, dường như tất cả mọi thức quà quý của mùa lũ đã được tận dụng đủ đầy. Cá linh cỡ bằng ngón tay được làm sạch, nấu mềm cùng với gia vị và rau. Khi ăn cứ việc cắn trọn con cá mềm mại, beo béo có chút đắng bùi từ túi mật mà tận hưởng sự giao hòa hương vị.Cá linh chiên bột: Nếu con nước chưa lớn, cá linh còn non thì người miền Tây sẽ sử dụng để chế biến thành cá linh chiên bột. Cá nhỏ được nhúng trong bột và trứng để chiên thành từng miếng tròn.Tuy không nhiều thịt nhưng do cá còn non nên xương mềm, chiên lên lại giòn rụm nhai "đã" miệng. Người miền Tây có thể dùng món cùng cơm hoặc buồn buồn thì làm thành món ăn chơi. Miếng cá nóng hổi, dung hòa cái mộc mạc của miền quê ấy vậy mà ngất ngây lòng người.Cá linh kho mía: Đây là món ăn đậm đà và dành cho những mâm cơm chiều ở miền sông nước. Đối với kiểu kho này, người ta sẽ dùng mía hoặc nước dừa để tạo độ ngọt thanh tự nhiên. Bởi thế mà khi ăn bạn không chỉ thưởng thức cái béo thơm từ thịt cá mà còn có sự tươi ngon của nguyên liệu.Tô cá linh kho không thể thiếu dưa leo, điên điển, bông súng... chấm cùng. Chan nước kho mà ăn cùng cơm nóng thì ôi thôi phải gọi là "cực phẩm". Nếu muốn tăng thêm độ chua kích thích thì cứ việc vắt chanh, dầm me nữa là trọn đầy hương vị.Cá linh nướng mọi: Muốn thưởng thức nguyên vị của cá linh thì bạn hãy thử khám phá kiểu nướng mọi. Chỉ cần rửa sạch cá rồi cho lên bếp than, khi da chuyển sang vàng nâu cháy xém là đã tạo thành món ngon. Đối với cá linh nướng, hấp dẫn nhất là khi chúng đã lớn, thịt đầy như thế thì mới có độ ngọt và ít xương nhỏ khi thưởng thức.Người miền Tây thưởng thức cá linh nướng cùng với các loại rau đồng, rau sống như xà lách, đinh lăng, rau càng cua... rồi gói ghém chấm với mắm me. Độ dai thơm, ngọt béo của cá khi nướng hòa cùng cái giòn và chút chua chua mằn mặn trong từng thành phần mới đặc sắc làm sao.Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy có nhiều cách chế biến khác nhau, lẩu cá linh bông điên điển đều có điểm chung là đậm đà và dân dã.Làm sạch cá linh, xóc khô. Ướp cá với tỏi bằm, tiêu, bột ngọt, để khoảng 30 phút cho cá thấm gia vị. Phi thơm tỏi, cho tóp mỡ, lá me non xào chín. Cho nước dừa, nước dầm me vào. Nêm nếm vừa ăn. Bỏ cọng của bông điên điển, rửa sạch, để ráo. Khi ăn, dọn nước lẩu, bông điên điển, cá linh, bún.Chả cá linh: Món ăn này làm khá kỳ công nhưng độ ngon thì miễn chê. Cá linh mua ở chợ (hoặc siêu thị) phải lựa cá thật tươi. Về nhà cắt đầu đuôi, moi bỏ ruột và rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho cá vào cối xay nhuyễn (có thể quết trong cối đá cho thịt cá dai càng tốt). Thêm gia vị (tiêu, tỏi, hành, ớt, bột ngọt, muối) cho vừa khẩu vị.Đánh hai quả trứng gà cùng nửa tô bột mì ngang hoà cùng một chút nước lã cho bột hơi sền sệt là được. Sau đó, cho thịt cá linh xay nhuyễn vào trộn đều, và dùng tay nắm thành từng miếng (tròn, vuông tùy thích) cho vào chảo mỡ đang sôi cho tới khi miếng chả chín vàng là được. Sắp những miếng chả cá linh chiên vàng ươm lên đĩa bông điên điển đã rưới sẵn giấm, đường và dọn lên bàn ăn cùng cơm nóng. Ảnh: Dân Việt, Internet. Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Canh chua cá linh: Món ăn thường thấy trong những bữa cơm gia đình ở miền Tây khi mùa nước lớn chính là canh chua cá linh. Kiểu chế biến quen thuộc nhưng lúc nào cũng được đón nhận nhiệt tình.
Nét hấp dẫn nhất của món ăn này là khi kết hợp cá linh nấu cùng bông súng hay bông điên điển, dường như tất cả mọi thức quà quý của mùa lũ đã được tận dụng đủ đầy. Cá linh cỡ bằng ngón tay được làm sạch, nấu mềm cùng với gia vị và rau. Khi ăn cứ việc cắn trọn con cá mềm mại, beo béo có chút đắng bùi từ túi mật mà tận hưởng sự giao hòa hương vị.
Cá linh chiên bột: Nếu con nước chưa lớn, cá linh còn non thì người miền Tây sẽ sử dụng để chế biến thành cá linh chiên bột. Cá nhỏ được nhúng trong bột và trứng để chiên thành từng miếng tròn.
Tuy không nhiều thịt nhưng do cá còn non nên xương mềm, chiên lên lại giòn rụm nhai "đã" miệng. Người miền Tây có thể dùng món cùng cơm hoặc buồn buồn thì làm thành món ăn chơi. Miếng cá nóng hổi, dung hòa cái mộc mạc của miền quê ấy vậy mà ngất ngây lòng người.
Cá linh kho mía: Đây là món ăn đậm đà và dành cho những mâm cơm chiều ở miền sông nước. Đối với kiểu kho này, người ta sẽ dùng mía hoặc nước dừa để tạo độ ngọt thanh tự nhiên. Bởi thế mà khi ăn bạn không chỉ thưởng thức cái béo thơm từ thịt cá mà còn có sự tươi ngon của nguyên liệu.
Tô cá linh kho không thể thiếu dưa leo, điên điển, bông súng... chấm cùng. Chan nước kho mà ăn cùng cơm nóng thì ôi thôi phải gọi là "cực phẩm". Nếu muốn tăng thêm độ chua kích thích thì cứ việc vắt chanh, dầm me nữa là trọn đầy hương vị.
Cá linh nướng mọi: Muốn thưởng thức nguyên vị của cá linh thì bạn hãy thử khám phá kiểu nướng mọi. Chỉ cần rửa sạch cá rồi cho lên bếp than, khi da chuyển sang vàng nâu cháy xém là đã tạo thành món ngon. Đối với cá linh nướng, hấp dẫn nhất là khi chúng đã lớn, thịt đầy như thế thì mới có độ ngọt và ít xương nhỏ khi thưởng thức.
Người miền Tây thưởng thức cá linh nướng cùng với các loại rau đồng, rau sống như xà lách, đinh lăng, rau càng cua... rồi gói ghém chấm với mắm me. Độ dai thơm, ngọt béo của cá khi nướng hòa cùng cái giòn và chút chua chua mằn mặn trong từng thành phần mới đặc sắc làm sao.
Lẩu cá linh bông điên điển: Tuy có nhiều cách chế biến khác nhau, lẩu cá linh bông điên điển đều có điểm chung là đậm đà và dân dã.
Làm sạch cá linh, xóc khô. Ướp cá với tỏi bằm, tiêu, bột ngọt, để khoảng 30 phút cho cá thấm gia vị. Phi thơm tỏi, cho tóp mỡ, lá me non xào chín. Cho nước dừa, nước dầm me vào. Nêm nếm vừa ăn. Bỏ cọng của bông điên điển, rửa sạch, để ráo. Khi ăn, dọn nước lẩu, bông điên điển, cá linh, bún.
Chả cá linh: Món ăn này làm khá kỳ công nhưng độ ngon thì miễn chê. Cá linh mua ở chợ (hoặc siêu thị) phải lựa cá thật tươi. Về nhà cắt đầu đuôi, moi bỏ ruột và rửa sạch để ra rổ cho ráo. Cho cá vào cối xay nhuyễn (có thể quết trong cối đá cho thịt cá dai càng tốt). Thêm gia vị (tiêu, tỏi, hành, ớt, bột ngọt, muối) cho vừa khẩu vị.
Đánh hai quả trứng gà cùng nửa tô bột mì ngang hoà cùng một chút nước lã cho bột hơi sền sệt là được. Sau đó, cho thịt cá linh xay nhuyễn vào trộn đều, và dùng tay nắm thành từng miếng (tròn, vuông tùy thích) cho vào chảo mỡ đang sôi cho tới khi miếng chả chín vàng là được. Sắp những miếng chả cá linh chiên vàng ươm lên đĩa bông điên điển đã rưới sẵn giấm, đường và dọn lên bàn ăn cùng cơm nóng. Ảnh: Dân Việt, Internet.