Với những trẻ ăn vạ để đòi một món đồ gì đó, ăn vạ khi không vừa ý ..., mẹ có thể làm bé phân tâm bằng những việc khác.Bạn có thể cho bé chơi với màu sắc bằng cách vẽ bằng sáp và bút chì màu. Khi bé lên cơn ăn vạ, bố mẹ hãy thử ngồi xuống và tô vẽ để dụ con vào trò chơi sáng tạo này. Hiếm có em bé nào lại không thích hoạt động liên quan đến nhiều màu sắc sinh động như tô vẽ.Hãy cho bé một chiếc hộp đá lạnh, cách này đặc biệt hiệu quả với những em bé từ 1-2 tuổi. Bé đang trong thời kỳ trải nghiệm khám phá. Cho con một chiếc hộp đựng đầy những viên đá nhỏ, một chiếc thìa để khuấy khuấy, múc múc, bé có thể chơi không biết chán và quên đi những đòi hỏi với bố mẹ trước đó rất nhanh.Tuy nhiên, mẹ cũng nên giám sát tránh bé làm đổ nước đá vào người hoặc cho vào miệng nuốt.Những trò chơi khác có thể áp dụng để dỗ bé đang gào thét ăn vạ là thổi bong bóng, nghịch nước...Ngoài cách trên mẹ có thể áp dụng phương pháp làm ngơ, không nhượng bộ, giải thích với những em bé trong khoảng 2-4 tuổi hay ăn vạ.Với cách này, khi bé ăn vạ thay vì dỗ dành nựng hay đánh mắng bé cách tốt nhất hãy lơ bé đi. Mẹ hãy kiên nhẫn, không nhượng bộ trước tiếng khóc ỉ ôi, mè nheo của bé kể cả khi nhà có khách. Bé sẽ hiểu rằng việc mình gào thét, khóc lóc để đòi hỏi không có hiệu quả và giảm dần hành vi đó.Khi áp dụng cách này với con, tuyệt đối không để người khác như ông bà, bố, xen vào bênh vực bé. Những người khác cũng phải lơ bé đi nếu không bé sẽ có đói là chiếc phao để vin vào và tình trạng ăn vạ sẽ càng khó trị hơn.Tuy nhiên, việc lơ bé đi không phải là bỏ qua hoàn toàn cho bé. Bạn hãy đợi khi bé qua cơn ăn vạ, trở lại bình thường ôm bé và giải thích bé sai ở đâu vì sao mình làm như thế với bé...Hãy kiên trì trong vài ngày đến 1 tuần chắc chắn tình trạng bé ăn vạ khó bảo của bé sẽ giảm dần.
Với những trẻ ăn vạ để đòi một món đồ gì đó, ăn vạ khi không vừa ý ..., mẹ có thể làm bé phân tâm bằng những việc khác.
Bạn có thể cho bé chơi với màu sắc bằng cách vẽ bằng sáp và bút chì màu. Khi bé lên cơn ăn vạ, bố mẹ hãy thử ngồi xuống và tô vẽ để dụ con vào trò chơi sáng tạo này. Hiếm có em bé nào lại không thích hoạt động liên quan đến nhiều màu sắc sinh động như tô vẽ.
Hãy cho bé một chiếc hộp đá lạnh, cách này đặc biệt hiệu quả với những em bé từ 1-2 tuổi. Bé đang trong thời kỳ trải nghiệm khám phá. Cho con một chiếc hộp đựng đầy những viên đá nhỏ, một chiếc thìa để khuấy khuấy, múc múc, bé có thể chơi không biết chán và quên đi những đòi hỏi với bố mẹ trước đó rất nhanh.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên giám sát tránh bé làm đổ nước đá vào người hoặc cho vào miệng nuốt.
Những trò chơi khác có thể áp dụng để dỗ bé đang gào thét ăn vạ là thổi bong bóng, nghịch nước...
Ngoài cách trên mẹ có thể áp dụng phương pháp làm ngơ, không nhượng bộ, giải thích với những em bé trong khoảng 2-4 tuổi hay ăn vạ.
Với cách này, khi bé ăn vạ thay vì dỗ dành nựng hay đánh mắng bé cách tốt nhất hãy lơ bé đi. Mẹ hãy kiên nhẫn, không nhượng bộ trước tiếng khóc ỉ ôi, mè nheo của bé kể cả khi nhà có khách. Bé sẽ hiểu rằng việc mình gào thét, khóc lóc để đòi hỏi không có hiệu quả và giảm dần hành vi đó.
Khi áp dụng cách này với con, tuyệt đối không để người khác như ông bà, bố, xen vào bênh vực bé. Những người khác cũng phải lơ bé đi nếu không bé sẽ có đói là chiếc phao để vin vào và tình trạng ăn vạ sẽ càng khó trị hơn.
Tuy nhiên, việc lơ bé đi không phải là bỏ qua hoàn toàn cho bé. Bạn hãy đợi khi bé qua cơn ăn vạ, trở lại bình thường ôm bé và giải thích bé sai ở đâu vì sao mình làm như thế với bé...
Hãy kiên trì trong vài ngày đến 1 tuần chắc chắn tình trạng bé ăn vạ khó bảo của bé sẽ giảm dần.