Vai trò của giấc ngủ là giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi. Ngoài các yếu tố như giờ giấc, môi trường, tư thế nằm có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Tư thế ngủ không đúng có thể khiến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra những hậu quả không thể khắc phục được. (Ảnh minh họa)Quá trình nghiên cứu, chuyên gia phân tích ưu nhược điểm của bốn kiểu ngủ phổ biến. Họ nhận thấy tùy vào thể trạng, bạn nên chọn tư thế ngủ phù hợp. Tư thế nằm ngửa. Nằm ngửa có thể làm giảm tình trạng viêm khớp, đau khớp. Đồng thời, nó cũng được đánh giá là tư thế ngủ tốt với nam giới, không gây chèn ép bộ phận sinh dục.Tuy nhiên, tư thế này không thích hợp với người béo phì, người mắc bệnh tim phổi, người say rượu. Giải thích nhận định này, chuyên gia cho biết người béo phì khi ngủ phần gốc lưỡi rất dễ tụt ra sau. Từ đó gây bít lỗ mũi và đường hô hấp, gây hiện tượng ngủ ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Tương tự, người say không nên nằm tư thế này, nên điều chỉnh tư thế ngủ nghiêng để giữ mũi, miệng thông thoáng.Ngủ nghiêng. Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp giảm chứng trào ngược dạ dày, tạo điều kiện tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng trào ngược axit và ợ chua ở một số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày và trào ngược dạ dày. Tư thế ngủ nghiêng về bên phải phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não. Ưu điểm của tư thế ngủ này là không chèn ép tim và giúp đường thở luôn thông thoáng.Tư thế cuộn tròn. Tư thế ngủ cuộn tròn có thể làm giảm một số cơn đau thắt lưng, giảm đau lưng do các vấn đề về cơ hoặc chậu và giảm áp lực lên đĩa đệm. Lưu ý, bạn nên chọn chiếc gối phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp để giữ cột sống và cổ nằm trên một đường thẳng. Nếu không, buổi sáng thức dậy bạn sẽ thấy cứng cổ, đau cổ.Nằm úp. Nằm úp là tư thế được trẻ nhỏ, thanh niên thường áp dụng. Ưu điểm của nằm úp là có thể ngăn ngừa tình trạng ngủ ngáy, song mặt hạn chế là duy trì lâu ngày có thể khiến khuôn mặt trẻ phát triển lệch, trẻ hay nghiến răng làm hỏng men răng.Sau khi phân tích ưu, nhược điểm của từng tư thế ngủ, các nhà khoa học còn đưa ra tư thế ngủ tốt cho từng bệnh, khuyến nghị bệnh nhân áp dụng để nhận được lợi ích sức khỏe tối đa, cụ thể: Bệnh tim mạch vành nên áp dụng tư thế nằm nghiêng phải, đầu cao chân thấp.Người có vấn đề huyết khối động mạch duy trì tư thế nằm ngửa, kê gối cao không quá 5cm. Lưu ý, không nên kê quá thấp để đảm bảo động mạch không bị chèn ép, giúp máu lên não được thuận lợi.Tư thế ngủ tốt nhất cho người suy tim là nửa nằm nửa ngồi. Tư thế giúp cải thiện tuần hoàn máu ở phổi, giảm tắc nghẽn ở phổi. Đồng thời giúp tăng lượng oxy hít vào, có lợi trong việc giảm các triệu chứng như hồi hộp, tức ngực, đau thắt và hen suyễn.Người lệch vách ngăn và polyp mũi nên nằm nghiêng, giữ cho luồng khí qua miệng và mũi được thông suốt, giảm tần suất thở bằng miệng vào ban đêm. Nhờ vậy, người bệnh giảm được tình trạng chóng mặt, khô họng vào buổi sáng.Người mắc viêm tai giữa nên nằm ngủ nghiêng bên tai bị viêm. Cách nằm này giúp dịch mủ thoát ra ngoài, rút ngắn quá trình điều trị. Người thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không nên nằm nghiêng. Cách nằm này làm tăng co thắt động mạch đốt sống, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não. Thay vào đó, bệnh nhân nên nằm ngửa và ngủ trên giường cứng.Người mắc bệnh phổi nên nằm ngửa, kê cao gối để giữ đường thở được thông thoáng. Trong khi đó, người bị hen suyễn không nên nằm ngửa khi lên cơn hen. Nên duy trì tư thế nửa nằm nghiêng để tránh khó thở.Đặc biệt lưu ý, bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu nên duy trì tư thế nằm nghiêng để tránh cục máu đông làm tắc ống phế quản, gây khó thở.Người có các vấn đề về dạ dày nên ngủ nghiêng phải. Về mặt giải phẫu, độ cong của dạ dày khá lớn, các lối từ dạ dày xuống tá tràng, từ ruột non đến ruột già đều nằm bên trái. Nằm nghiêng phải sẽ không gây chèn ép các mô này, có lợi cho quá trình tiêu hóa vào ban đêm.Người bị gãy xương chi dưới tốt nhất nên nằm ngửa. Nếu muốn nằm nghiêng thì có thể kê một chiếc gối nhỏ giữa hai chân để tránh các khớp dồn quá nhiều gây trật khớp.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ (Nguồn video: VTV3)
Vai trò của giấc ngủ là giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi. Ngoài các yếu tố như giờ giấc, môi trường, tư thế nằm có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Tư thế ngủ không đúng có thể khiến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra những hậu quả không thể khắc phục được. (Ảnh minh họa)
Quá trình nghiên cứu, chuyên gia phân tích ưu nhược điểm của bốn kiểu ngủ phổ biến. Họ nhận thấy tùy vào thể trạng, bạn nên chọn tư thế ngủ phù hợp.
Tư thế nằm ngửa. Nằm ngửa có thể làm giảm tình trạng viêm khớp, đau khớp. Đồng thời, nó cũng được đánh giá là tư thế ngủ tốt với nam giới, không gây chèn ép bộ phận sinh dục.
Tuy nhiên, tư thế này không thích hợp với người béo phì, người mắc bệnh tim phổi, người say rượu. Giải thích nhận định này, chuyên gia cho biết người béo phì khi ngủ phần gốc lưỡi rất dễ tụt ra sau. Từ đó gây bít lỗ mũi và đường hô hấp, gây hiện tượng ngủ ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Tương tự, người say không nên nằm tư thế này, nên điều chỉnh tư thế ngủ nghiêng để giữ mũi, miệng thông thoáng.
Ngủ nghiêng. Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp giảm chứng trào ngược dạ dày, tạo điều kiện tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng trào ngược axit và ợ chua ở một số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày và trào ngược dạ dày. Tư thế ngủ nghiêng về bên phải phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não. Ưu điểm của tư thế ngủ này là không chèn ép tim và giúp đường thở luôn thông thoáng.
Tư thế cuộn tròn. Tư thế ngủ cuộn tròn có thể làm giảm một số cơn đau thắt lưng, giảm đau lưng do các vấn đề về cơ hoặc chậu và giảm áp lực lên đĩa đệm. Lưu ý, bạn nên chọn chiếc gối phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp để giữ cột sống và cổ nằm trên một đường thẳng. Nếu không, buổi sáng thức dậy bạn sẽ thấy cứng cổ, đau cổ.
Nằm úp. Nằm úp là tư thế được trẻ nhỏ, thanh niên thường áp dụng. Ưu điểm của nằm úp là có thể ngăn ngừa tình trạng ngủ ngáy, song mặt hạn chế là duy trì lâu ngày có thể khiến khuôn mặt trẻ phát triển lệch, trẻ hay nghiến răng làm hỏng men răng.
Sau khi phân tích ưu, nhược điểm của từng tư thế ngủ, các nhà khoa học còn đưa ra tư thế ngủ tốt cho từng bệnh, khuyến nghị bệnh nhân áp dụng để nhận được lợi ích sức khỏe tối đa, cụ thể: Bệnh tim mạch vành nên áp dụng tư thế nằm nghiêng phải, đầu cao chân thấp.
Người có vấn đề huyết khối động mạch duy trì tư thế nằm ngửa, kê gối cao không quá 5cm. Lưu ý, không nên kê quá thấp để đảm bảo động mạch không bị chèn ép, giúp máu lên não được thuận lợi.
Tư thế ngủ tốt nhất cho người suy tim là nửa nằm nửa ngồi. Tư thế giúp cải thiện tuần hoàn máu ở phổi, giảm tắc nghẽn ở phổi. Đồng thời giúp tăng lượng oxy hít vào, có lợi trong việc giảm các triệu chứng như hồi hộp, tức ngực, đau thắt và hen suyễn.
Người lệch vách ngăn và polyp mũi nên nằm nghiêng, giữ cho luồng khí qua miệng và mũi được thông suốt, giảm tần suất thở bằng miệng vào ban đêm. Nhờ vậy, người bệnh giảm được tình trạng chóng mặt, khô họng vào buổi sáng.
Người mắc viêm tai giữa nên nằm ngủ nghiêng bên tai bị viêm. Cách nằm này giúp dịch mủ thoát ra ngoài, rút ngắn quá trình điều trị. Người thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không nên nằm nghiêng. Cách nằm này làm tăng co thắt động mạch đốt sống, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não. Thay vào đó, bệnh nhân nên nằm ngửa và ngủ trên giường cứng.
Người mắc bệnh phổi nên nằm ngửa, kê cao gối để giữ đường thở được thông thoáng. Trong khi đó, người bị hen suyễn không nên nằm ngửa khi lên cơn hen. Nên duy trì tư thế nửa nằm nghiêng để tránh khó thở.
Đặc biệt lưu ý, bệnh nhân có triệu chứng ho ra máu nên duy trì tư thế nằm nghiêng để tránh cục máu đông làm tắc ống phế quản, gây khó thở.
Người có các vấn đề về dạ dày nên ngủ nghiêng phải. Về mặt giải phẫu, độ cong của dạ dày khá lớn, các lối từ dạ dày xuống tá tràng, từ ruột non đến ruột già đều nằm bên trái. Nằm nghiêng phải sẽ không gây chèn ép các mô này, có lợi cho quá trình tiêu hóa vào ban đêm.
Người bị gãy xương chi dưới tốt nhất nên nằm ngửa. Nếu muốn nằm nghiêng thì có thể kê một chiếc gối nhỏ giữa hai chân để tránh các khớp dồn quá nhiều gây trật khớp.