Mùi khói khi những sợi lông bị đốt cháy trong quá trình triệt lông bằng laser tiềm ẩn một nguy cơ không tốt đối với sức khỏe, nhất là đối với những người thường xuyên hít phải. Đây là kết luận của một nghiên cứu tại Đại học California do tiến sĩ Gary Chuang đứng đầu. Ông và các đồng nghiệp đã tiến hành thu thập mẫu lông của hai người tình nguyện, dán kín trong bình thủy tinh và dùng laser để đốt rồi kiểm tra hỗn hợp gồm khói và hóa chất này. Kết quả họ tìm thấy 377 hợp chất hóa học trong khói, trong đó có 20 độc tố có trong môi trường như carbon monoxide và 13 hợp chất đã được khẳng định hoặc nghi ngờ là gây ung thư như benzene và toluene. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo nồng độ của các phẩn tử siêu nhỏ có trong hợp chất khói mà con người dễ dàng hít phải và phát hiện ra nồng độ của các phần tử này cao hơn trong không khí gấp 8 lần. Kết luận khói đốt sinh ra trong quá trình tẩy lông bằng laser được coi là nguy hiểm và cần phải sử dụng máy hút khí và đeo thiết bị bảo vệ khi thực hiện. “Nếu kỹ thuật viên thực hiện thao tác triệt lông bằng laser không được đào tạo hợp lý hoặc không được trang bị đầy đủ thì cả kỹ thuật viên và khách hàng đều sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy chỉ nên tiến hành ở nơi thông thoáng khí có hệ thống hút mùi”. – Bác sĩ Chuang cho biết. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh thời gian tiếp xúc với khói độc bao nhiêu là quá nhiều nhưng những người làm nghề phải làm việc 7 tiếng một ngày có nguy cơ cao hơn người mua dịch vụ. Lời khuyên đưa ra với cả kỹ thuật viên và khách hàng là nên cẩn trọng và đeo mặt nạ phòng độc trong khi thực hiện.
Mùi khói khi những sợi lông bị đốt cháy trong quá trình triệt lông bằng laser tiềm ẩn một nguy cơ không tốt đối với sức khỏe, nhất là đối với những người thường xuyên hít phải.
Đây là kết luận của một nghiên cứu tại Đại học California do tiến sĩ Gary Chuang đứng đầu. Ông và các đồng nghiệp đã tiến hành thu thập mẫu lông của hai người tình nguyện, dán kín trong bình thủy tinh và dùng laser để đốt rồi kiểm tra hỗn hợp gồm khói và hóa chất này.
Kết quả họ tìm thấy 377 hợp chất hóa học trong khói, trong đó có 20 độc tố có trong môi trường như carbon monoxide và 13 hợp chất đã được khẳng định hoặc nghi ngờ là gây ung thư như benzene và toluene.
Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo nồng độ của các phẩn tử siêu nhỏ có trong hợp chất khói mà con người dễ dàng hít phải và phát hiện ra nồng độ của các phần tử này cao hơn trong không khí gấp 8 lần. Kết luận khói đốt sinh ra trong quá trình tẩy lông bằng laser được coi là nguy hiểm và cần phải sử dụng máy hút khí và đeo thiết bị bảo vệ khi thực hiện.
“Nếu kỹ thuật viên thực hiện thao tác triệt lông bằng laser không được đào tạo hợp lý hoặc không được trang bị đầy đủ thì cả kỹ thuật viên và khách hàng đều sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy chỉ nên tiến hành ở nơi thông thoáng khí có hệ thống hút mùi”. – Bác sĩ Chuang cho biết.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh thời gian tiếp xúc với khói độc bao nhiêu là quá nhiều nhưng những người làm nghề phải làm việc 7 tiếng một ngày có nguy cơ cao hơn người mua dịch vụ. Lời khuyên đưa ra với cả kỹ thuật viên và khách hàng là nên cẩn trọng và đeo mặt nạ phòng độc trong khi thực hiện.