Nhiều phụ huynh cẩn thận chuẩn bị nước đựng trong bình giữ nhiệt để trẻ mang đến trường. Nước đựng trong loại bình này có ưu điểm là giữ ấm hoặc giữ lạnh hiệu quả, không rò rỉ nên rất tiện mang theo. (Ảnh minh họa)Điều lưu ý, bố mẹ cần chọn bình giữ nhiệt chất liệu đảm bảo, vệ sinh đúng cách. Ngược lại, sử dụng loại bình không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dùng.Trên thị trường, có nhiều loại bình giữ nhiệt với đủ kích cỡ, kiểu dáng. Bố mẹ cần lựa chọn loại được làm từ chất liệu đảm bảo, kiểu dáng phù hợp với mục đích sử dụng.Thông thường, bình giữ nhiệt làm từ thép không gỉ 304 và 316. Chất liệu này chứa hàm lượng niken lớn nên khả năng chịu nhiệt cao, giữ nhiệt tốt, ít có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng vào đồ uống. Trong khi đó, chất liệu inox 201 và 202 thường thấy ở những bình giữ nhiệt kém chất lượng, rất dễ xảy ra tình trạng thôi nhiễm mangan và các kim loại nặng.Đáng lưu ý, hấp thu lượng lớn mangan có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần tương tự bệnh Parkinson, ngộ độc phổi, thận và tim mạch. Tình trạng bình giữ nhiệt làm từ vật liệu kém chất lượng khá phổ biến.Một chuyên gia từng tiến hành thí nghiệm bằng cách mua ngẫu nhiên một bình giữ nhiệt và pha trà trong đó. Sau ba ngày, lòng bình hình thành lớp rỉ sét. Lấy mẫu nước trong bình kiểm tra. Kết quả cho thấy kim loại nặng trong bình vượt tiêu chuẩn nghiêm trọng. Uống loại nước này lâu ngày không giúp ích sức khỏe, ngược lại còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư.Ngoài việc tìm mua bình giữ nhiệt của những cơ sở uy tín, bạn có thể dùng chanh để kiểm tra xem bình giữ nhiệt có đạt tiêu chuẩn hay không. Cụ thể, bạn nhỏ nước cốt chanh lên thành trong của bình. Sau vài phút lau sạch nước chanh, kiểm tra xem có để lại dấu vết gì không. Nếu có, bình giữ nhiệt đó có chất lượng đáng ngờ.Bên cạnh chất liệu, phụ huynh cần chú ý khâu vệ sinh bình giữ nhiệt. Nhiều trường hợp mua cho con bình đựng nước đắt tiền, đạt chuẩn song lại không chú ý khâu vệ sinh. Chất bẩn tích tụ lâu ngày uy hiếp sức khỏe trẻ.Thật vậy, môi trường ẩm ướt bên trong bình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Trong khi đó, cấu tạo của bình khá phức tạp, khó vệ sinh hơn so với các loại cốc thông thường. Nhiều người chỉ tráng sơ sài rồi dùng tiếp. Phần nắp với nhiều rãnh nhỏ, khó tháo rời. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.Nghiên cứu từng được các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, bình đựng nước không được rửa sạch thực sự là mối đe dọa lớn với sức khỏe trẻ em. Thậm chí, vết bẩn bám trên thành bình đáng lo ngại hơn cả ở giẻ lau.Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ, phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Khi rửa, chú ý súc rửa thật kỹ vị trí ruột, nắp bình theo thứ tự ruột trước, nắp sau. Bạn có thể cho lượng nhỏ muối vào bình, lắc với nước ấm rồi ngâm trong 5-10 phút. Khi vệ sinh nắp, phụ huynh dùng kem, bàn chải đánh răng cọ các khe hở. Tiếp tục rửa lại toàn bộ bên trong và bên ngoài bình bằng nước sạch một lần nữa. Không đậy nắp ngay sau khi rửa.>>> Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)
Nhiều phụ huynh cẩn thận chuẩn bị nước đựng trong bình giữ nhiệt để trẻ mang đến trường. Nước đựng trong loại bình này có ưu điểm là giữ ấm hoặc giữ lạnh hiệu quả, không rò rỉ nên rất tiện mang theo. (Ảnh minh họa)
Điều lưu ý, bố mẹ cần chọn bình giữ nhiệt chất liệu đảm bảo, vệ sinh đúng cách. Ngược lại, sử dụng loại bình không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dùng.
Trên thị trường, có nhiều loại bình giữ nhiệt với đủ kích cỡ, kiểu dáng. Bố mẹ cần lựa chọn loại được làm từ chất liệu đảm bảo, kiểu dáng phù hợp với mục đích sử dụng.
Thông thường, bình giữ nhiệt làm từ thép không gỉ 304 và 316. Chất liệu này chứa hàm lượng niken lớn nên khả năng chịu nhiệt cao, giữ nhiệt tốt, ít có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng vào đồ uống. Trong khi đó, chất liệu inox 201 và 202 thường thấy ở những bình giữ nhiệt kém chất lượng, rất dễ xảy ra tình trạng thôi nhiễm mangan và các kim loại nặng.
Đáng lưu ý, hấp thu lượng lớn mangan có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần tương tự bệnh Parkinson, ngộ độc phổi, thận và tim mạch. Tình trạng bình giữ nhiệt làm từ vật liệu kém chất lượng khá phổ biến.
Một chuyên gia từng tiến hành thí nghiệm bằng cách mua ngẫu nhiên một bình giữ nhiệt và pha trà trong đó. Sau ba ngày, lòng bình hình thành lớp rỉ sét. Lấy mẫu nước trong bình kiểm tra. Kết quả cho thấy kim loại nặng trong bình vượt tiêu chuẩn nghiêm trọng. Uống loại nước này lâu ngày không giúp ích sức khỏe, ngược lại còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Ngoài việc tìm mua bình giữ nhiệt của những cơ sở uy tín, bạn có thể dùng chanh để kiểm tra xem bình giữ nhiệt có đạt tiêu chuẩn hay không. Cụ thể, bạn nhỏ nước cốt chanh lên thành trong của bình. Sau vài phút lau sạch nước chanh, kiểm tra xem có để lại dấu vết gì không. Nếu có, bình giữ nhiệt đó có chất lượng đáng ngờ.
Bên cạnh chất liệu, phụ huynh cần chú ý khâu vệ sinh bình giữ nhiệt. Nhiều trường hợp mua cho con bình đựng nước đắt tiền, đạt chuẩn song lại không chú ý khâu vệ sinh. Chất bẩn tích tụ lâu ngày uy hiếp sức khỏe trẻ.
Thật vậy, môi trường ẩm ướt bên trong bình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Trong khi đó, cấu tạo của bình khá phức tạp, khó vệ sinh hơn so với các loại cốc thông thường. Nhiều người chỉ tráng sơ sài rồi dùng tiếp. Phần nắp với nhiều rãnh nhỏ, khó tháo rời. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Nghiên cứu từng được các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, bình đựng nước không được rửa sạch thực sự là mối đe dọa lớn với sức khỏe trẻ em. Thậm chí, vết bẩn bám trên thành bình đáng lo ngại hơn cả ở giẻ lau.
Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ, phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Khi rửa, chú ý súc rửa thật kỹ vị trí ruột, nắp bình theo thứ tự ruột trước, nắp sau. Bạn có thể cho lượng nhỏ muối vào bình, lắc với nước ấm rồi ngâm trong 5-10 phút. Khi vệ sinh nắp, phụ huynh dùng kem, bàn chải đánh răng cọ các khe hở. Tiếp tục rửa lại toàn bộ bên trong và bên ngoài bình bằng nước sạch một lần nữa. Không đậy nắp ngay sau khi rửa.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)