Theo Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ thì trẻ em từ 2 đến 18 tuổi không nên ăn quá 6 thìa đường ngoài mỗi ngày, tương đương với 100 calo hay 25g đường. Lượng đường dành cho trẻ em từ 4-6 tuổi không nên vượt quá 5 thìa.Đường ngoài được hiểu là tất cả các loại đường thêm vào đồ ăn thức uống, rau củ và sữa. Những thực phẩm có chứa nhiều đường ngoài là nước ngọt, kẹo, bánh quy, bánh kem và kem. Trong tổng số lượng calo nạp vào mỗi ngày thì calo từ đường ngoài chỉ nên chiếm khoảng 5%, trong khi một điều tra mới đây tại Anh cho thấy lượng calo từ đường đang chiếm khoảng 12-15% khẩu phần ăn của trẻ.Cho trẻ ăn quá nhiều đường không chỉ đơn giản là đang nạp quá nhiều calo mặc dù nếu không sử dụng hết thì calo thừa sẽ biến thành mỡ thừa. Ăn nhiều đường sẽ khiến trẻ tăng cân, béo phì dẫn đến nguy cơ béo phì ở tuổi thanh thiếu niên là rất lớn. Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại 2, các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và sâu răng. Một giáo sư nhi khoa còn ví tác hại của đường với trẻ em tương tự như rượu đối với người lớn, nghĩa là càng ăn thì càng thèm.Hệ vi khuẩn của cơ thể gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, tác dụng của chúng là tiêu hóa thức ăn, sản sinh vitamin, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi ăn quá nhiều đường, hệ vi khuẩn bị mất cân bằng dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu khiến trẻ hay mắc bệnh.Làm thế nào để hạn chế trẻ ăn đường ngoài trong khi tất cả những thực phẩm chứa nhiều đường ngoài đều là sở thích của chúng. Thay vì cho trẻ ăn bánh ngọt, bánh quy, hãy cho trẻ ăn các loại hạt không có muối, hoa quả, rau và các loại bánh làm từ gạo hoặc yến mạch. Thay vì cho trẻ uống nước ngọt thì cho trẻ uống nước có ga hoặc nước khoáng nhưng ít đường. Cho trẻ uống sữa lạnh và có thể pha thêm một số loại hoa quả vào sữa. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là cần khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể thao.
Theo Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ thì trẻ em từ 2 đến 18 tuổi không nên ăn quá 6 thìa đường ngoài mỗi ngày, tương đương với 100 calo hay 25g đường. Lượng đường dành cho trẻ em từ 4-6 tuổi không nên vượt quá 5 thìa.
Đường ngoài được hiểu là tất cả các loại đường thêm vào đồ ăn thức uống, rau củ và sữa. Những thực phẩm có chứa nhiều đường ngoài là nước ngọt, kẹo, bánh quy, bánh kem và kem.
Trong tổng số lượng calo nạp vào mỗi ngày thì calo từ đường ngoài chỉ nên chiếm khoảng 5%, trong khi một điều tra mới đây tại Anh cho thấy lượng calo từ đường đang chiếm khoảng 12-15% khẩu phần ăn của trẻ.
Cho trẻ ăn quá nhiều đường không chỉ đơn giản là đang nạp quá nhiều calo mặc dù nếu không sử dụng hết thì calo thừa sẽ biến thành mỡ thừa. Ăn nhiều đường sẽ khiến trẻ tăng cân, béo phì dẫn đến nguy cơ béo phì ở tuổi thanh thiếu niên là rất lớn.
Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường loại 2, các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và sâu răng. Một giáo sư nhi khoa còn ví tác hại của đường với trẻ em tương tự như rượu đối với người lớn, nghĩa là càng ăn thì càng thèm.
Hệ vi khuẩn của cơ thể gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, tác dụng của chúng là tiêu hóa thức ăn, sản sinh vitamin, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi ăn quá nhiều đường, hệ vi khuẩn bị mất cân bằng dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu khiến trẻ hay mắc bệnh.
Làm thế nào để hạn chế trẻ ăn đường ngoài trong khi tất cả những thực phẩm chứa nhiều đường ngoài đều là sở thích của chúng. Thay vì cho trẻ ăn bánh ngọt, bánh quy, hãy cho trẻ ăn các loại hạt không có muối, hoa quả, rau và các loại bánh làm từ gạo hoặc yến mạch.
Thay vì cho trẻ uống nước ngọt thì cho trẻ uống nước có ga hoặc nước khoáng nhưng ít đường. Cho trẻ uống sữa lạnh và có thể pha thêm một số loại hoa quả vào sữa. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là cần khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể thao.