Thành phần của nhung hươu gồm pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, rất ít estrone. Ngoài ra, lộc nhung còn chứa tới 25 loại acid amin và oestrogen, testosteron cùng 26 loại nguyên tố vi lượng đó là Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban...Đặc biệt, trong nhung hươu chứa thành phần nhung tinh (pantocrin) có tác dụng tốt với bệnh nhân cao huyết áp (từ 140/80 đến 210/110 mmHg), người suy nhược thần kinh, trầm cảm, suy nhược, suy cơ tim, huyết áp.Nhung cũng mang lại tác dụng tăng tạo xương, giảm tình trạng và tốc độ loãng xương.Ngoài ra, chất Prostaglandins trong nhung có tác dụng điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.Trong Đông y, nhung được đánh giá là một trong bốn thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, cường cân kiệt cốt. Đông y sử dụng nhung hươu chủ trị các chứng liệt dương do thận hư, vô sinh nam nữ, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi.Tuy là chất đại bổ song nhung hươu không phải thần dược chữa bách bệnh. Việc dùng nhung hươu tùy tiện không những khó mang lại lợi ích sức khỏe mà còn khiến tiền mất tật mang. Không phải ai cũng dùng được loại thuốc quý này.Một trong các đối tượng không nên sử dụng nhung hươu là trẻ ở độ tuổi thiếu niên. Bởi nhung mang lại hiệu quả rất tốt trong việc tăng cường khả năng tình dục nên có thể gây làm trẻ phát dục sớm hơn so với quy luật thông thường.Theo Đông y, do có tính ấm nên những người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim không nên dùng nhung.Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không nên dùng. Thậm chí, ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.Những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi cũng không nên dùng nhung tẩm bổ.Bản thân các thành phần lộc nhung không gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu cơ địa không hợp thì có thể bị nổi mụn hoặc ngứa da. Trường hợp này nên dừng các sớm càng tốt.Việc dùng thật nhiều nhung để tẩm bổ cũng không có lợi. Các chuyên gia khuyên chỉ dùng chúng khi thực sự cần thiết, ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu.Bên cạnh đó, dùng nhiều nhung còn gây lãng phí bởi cơ thể chỉ hấp thu được một lượng dưỡng chất vừa phải, khi không thể hấp thụ thêm thì sẽ đào thải ra ngoài.Tốt nhất, với người lớn chỉ nên uống nửa chén rượu nhỏ ngâm nhung trước bữa ăn hoặc 5 – 7gram cho mỗi ngày.Đặc biệt, cần hết sức lưu ý trong việc loại bỏ phần lông nhung bởi nếu uống phải có thể gây hiện tượng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Thành phần của nhung hươu gồm pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, rất ít estrone. Ngoài ra, lộc nhung còn chứa tới 25 loại acid amin và oestrogen, testosteron cùng 26 loại nguyên tố vi lượng đó là Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban...
Đặc biệt, trong nhung hươu chứa thành phần nhung tinh (pantocrin) có tác dụng tốt với bệnh nhân cao huyết áp (từ 140/80 đến 210/110 mmHg), người suy nhược thần kinh, trầm cảm, suy nhược, suy cơ tim, huyết áp.
Nhung cũng mang lại tác dụng tăng tạo xương, giảm tình trạng và tốc độ loãng xương.
Ngoài ra, chất Prostaglandins trong nhung có tác dụng điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong Đông y, nhung được đánh giá là một trong bốn thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, cường cân kiệt cốt. Đông y sử dụng nhung hươu chủ trị các chứng liệt dương do thận hư, vô sinh nam nữ, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi.
Tuy là chất đại bổ song nhung hươu không phải thần dược chữa bách bệnh. Việc dùng nhung hươu tùy tiện không những khó mang lại lợi ích sức khỏe mà còn khiến tiền mất tật mang. Không phải ai cũng dùng được loại thuốc quý này.
Một trong các đối tượng không nên sử dụng nhung hươu là trẻ ở độ tuổi thiếu niên. Bởi nhung mang lại hiệu quả rất tốt trong việc tăng cường khả năng tình dục nên có thể gây làm trẻ phát dục sớm hơn so với quy luật thông thường.
Theo Đông y, do có tính ấm nên những người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim không nên dùng nhung.
Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không nên dùng. Thậm chí, ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi cũng không nên dùng nhung tẩm bổ.
Bản thân các thành phần lộc nhung không gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu cơ địa không hợp thì có thể bị nổi mụn hoặc ngứa da. Trường hợp này nên dừng các sớm càng tốt.
Việc dùng thật nhiều nhung để tẩm bổ cũng không có lợi. Các chuyên gia khuyên chỉ dùng chúng khi thực sự cần thiết, ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu.
Bên cạnh đó, dùng nhiều nhung còn gây lãng phí bởi cơ thể chỉ hấp thu được một lượng dưỡng chất vừa phải, khi không thể hấp thụ thêm thì sẽ đào thải ra ngoài.
Tốt nhất, với người lớn chỉ nên uống nửa chén rượu nhỏ ngâm nhung trước bữa ăn hoặc 5 – 7gram cho mỗi ngày.
Đặc biệt, cần hết sức lưu ý trong việc loại bỏ phần lông nhung bởi nếu uống phải có thể gây hiện tượng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.