Chấn thương cột sống. Chấn thương cột sống do sử dụng điện thoại thời gian dài phổ biến đến mức xuất hiện thuật ngữ riêng như iHunch, Textneck. Khi sử dụng điện thoại liên tục với tư thế nghiêng, cúi đầu khiến cột sống phải chịu nhiều sức nặng, yếu cơ, ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan nội tạng khác.Để tránh rủi ro sức khỏe trên, bạn nên giữ thẳng đầu, điều chỉnh mắt nhìn màn hình thay vì gò lưng xuống. Khi ở tư thế này, cột sống chỉ phải chịu lực ép khoảng 5kg so với mức 27kg khi cúi đầu 60°.Biến dạng ngón út. Biến dạng ngón út còn được biết đến với tên gọi “smartphone pinky”. Khi đó, ngón út của bạn có xu hướng hơi cong do thường xuyên phải nâng đỡ điện thoại.Mặc dù không quá nghiêm trọng song thói quen giữ điện thoại ở một vị trí trong thời gian dài dễ dẫn tới căng cơ ở ngón và cánh tay, thậm chí gây tổn thương dây thần kinh. Để khắc phục, bạn nên thực hiện bài tập vận động bàn tay bằng cách nắm vào, duỗi ra nhẹ nhàng mỗi ngày.Đau nhức khuỷu tay. Việc gập khuỷu tay 90° liên tục để nghe hay thao tác trên điện thoại có thể làm bạn gặp các triệu chứng như ngứa ran, tê ở ngón trỏ, giữa và ngón cái. Muốn đảm bảo sức khỏe, chuyên gia khuyên nên hạn chế dùng smartphone, thay đổi tư thế liên tục.Chuột rút ngón tay. Tình trạng chuột rút ngón tay, đau cơ cũng thường thấy ở người liên tục dùng điện thoại. Ngoài cách sử dụng tai nghe, bạn hãy sử dụng túi chườm để cải thiện tình hình.Viêm bao gân ngón cái. So với máy tính, người dùng điện thoại thông minh - đặc biệt các loại điện thoại có kích cỡ nhỏ - dễ bị viêm bao gân ngón cái hơn.Thay vì chủ quan, bạn nên nhờ tới phụ kiện để giảm lực căng cho ngón tay. Đồng thời, tránh cầm điện thoại với vị trí thẳng đứng quá lâu.Hội chứng thị giác máy tính. Người làm việc lâu trên máy tính, điện thoại dễ bị mỏi mắt, nhức đầu, khô mắt do màn hình kỹ thuật số đòi hỏi nhu cầu thị giác cao. Tình trạng này được gọi là Hội chứng Thị giác Máy tính (CVS).Để ngăn ngừa, hãy sử dụng mắt kính chống lóa cho kính cận hoặc kính áp tròng. Đồng thời điều chỉnh nơi làm việc theo nhu cầu của bạn có thể là một giải pháp thay thế tốt.Cháy nổ. Trong các chấn thương do dùng điện thoại, cháy nổ là mối nguy sức khỏe đáng lo ngại nhất. Thực tế, không ít trường hợp bị bỏng khi ngủ đặt điện thoại dưới gối hoặc vừa dùng sạc vừa dùng.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (Hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Chấn thương cột sống. Chấn thương cột sống do sử dụng điện thoại thời gian dài phổ biến đến mức xuất hiện thuật ngữ riêng như iHunch, Textneck. Khi sử dụng điện thoại liên tục với tư thế nghiêng, cúi đầu khiến cột sống phải chịu nhiều sức nặng, yếu cơ, ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan nội tạng khác.
Để tránh rủi ro sức khỏe trên, bạn nên giữ thẳng đầu, điều chỉnh mắt nhìn màn hình thay vì gò lưng xuống. Khi ở tư thế này, cột sống chỉ phải chịu lực ép khoảng 5kg so với mức 27kg khi cúi đầu 60°.
Biến dạng ngón út. Biến dạng ngón út còn được biết đến với tên gọi “smartphone pinky”. Khi đó, ngón út của bạn có xu hướng hơi cong do thường xuyên phải nâng đỡ điện thoại.
Mặc dù không quá nghiêm trọng song thói quen giữ điện thoại ở một vị trí trong thời gian dài dễ dẫn tới căng cơ ở ngón và cánh tay, thậm chí gây tổn thương dây thần kinh. Để khắc phục, bạn nên thực hiện bài tập vận động bàn tay bằng cách nắm vào, duỗi ra nhẹ nhàng mỗi ngày.
Đau nhức khuỷu tay. Việc gập khuỷu tay 90° liên tục để nghe hay thao tác trên điện thoại có thể làm bạn gặp các triệu chứng như ngứa ran, tê ở ngón trỏ, giữa và ngón cái. Muốn đảm bảo sức khỏe, chuyên gia khuyên nên hạn chế dùng smartphone, thay đổi tư thế liên tục.
Chuột rút ngón tay. Tình trạng chuột rút ngón tay, đau cơ cũng thường thấy ở người liên tục dùng điện thoại. Ngoài cách sử dụng tai nghe, bạn hãy sử dụng túi chườm để cải thiện tình hình.
Viêm bao gân ngón cái. So với máy tính, người dùng điện thoại thông minh - đặc biệt các loại điện thoại có kích cỡ nhỏ - dễ bị viêm bao gân ngón cái hơn.
Thay vì chủ quan, bạn nên nhờ tới phụ kiện để giảm lực căng cho ngón tay. Đồng thời, tránh cầm điện thoại với vị trí thẳng đứng quá lâu.
Hội chứng thị giác máy tính. Người làm việc lâu trên máy tính, điện thoại dễ bị mỏi mắt, nhức đầu, khô mắt do màn hình kỹ thuật số đòi hỏi nhu cầu thị giác cao. Tình trạng này được gọi là Hội chứng Thị giác Máy tính (CVS).
Để ngăn ngừa, hãy sử dụng mắt kính chống lóa cho kính cận hoặc kính áp tròng. Đồng thời điều chỉnh nơi làm việc theo nhu cầu của bạn có thể là một giải pháp thay thế tốt.
Cháy nổ. Trong các chấn thương do dùng điện thoại, cháy nổ là mối nguy sức khỏe đáng lo ngại nhất. Thực tế, không ít trường hợp bị bỏng khi ngủ đặt điện thoại dưới gối hoặc vừa dùng sạc vừa dùng.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (Hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.