Ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng trong Y học cổ truyền. Theo đó, bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Ngâm nước nóng giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cơ thể, đi vào giấc ngủ ngon.Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, ngâm chân nước nóng còn mang lại tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khẳng định ngâm chân trong nước ấm có thể cải thiện tuần hoàn máu bàn chân. Còn việc có thực sự ngừa được bệnh tim mạch hay không hiện vẫn chưa thể kết luận.Dù rất tốt song không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Nguyên nhân bởi ngâm chân có thể làm giãn mạch máu chi dưới, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho một số cơ quan. Thực hiện tùy tiện đôi khi rước họa vào thân. Người bị tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường kèm bệnh lý thần kinh ngoại biên được khuyên không nên ngâm chân nước ấm. So với người khỏe mạnh, người mắc bệnh khó có thể cảm nhận nhiệt độ thật của nước, dễ gây bỏng.Hơn nữa, lượng đường trong máu bệnh nhân không được kiểm soát tốt còn khiến vết thương lâu lành, có thể gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí hoại tử.Người chức năng tim kém. Thời gian ngâm nước lâu cùng nhiệt độ cao khiến mạch máu trong cơ thể giãn ra. Máu dồn từ các cơ quan quan trọng lên bề mặt cơ thể. Từ đó, người bệnh có khả năng thiếu máu cơ tim, thiếu oxy gây suy tim cấp. Trường hợp nặng, người bệnh có thể đột tử vì chứng nhồi máu cơ tim.Người suy tĩnh mạch. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.Ngoài những trường hợp đặc biệt không nên ngâm chân nước ấm, chuyên gia sức khỏe khuyên nên chú ý đến nhiệt độ nước.Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là duy trì mức 38-43 độ C.Thời điểm ngâm chân lợi nhất là khung giờ 19-21 giờ mỗi tối.Trước khi ngâm, nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Sau khi ngâm, bạn có thể thực hiện vài thao tác massge để ổn định quá trình tuần hoàn máu, điều hòa lục phủ ngũ tạng.Đặc biệt, tuyệt đối không ngâm chân ngay sau khi ăn no hoặc đói. Lúc này, nhiệt độ nước sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu khắp cơ thể khiến bạn dễ bị chóng mặt, khó chịu. Tốt nhất, nên ngâm chân cách giờ ăn ít nhất 30 phút để không ảnh hưởng quá trình cung cấp máu cho dạ dày. Ảnh: Internet.
Ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng trong Y học cổ truyền. Theo đó, bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Ngâm nước nóng giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cơ thể, đi vào giấc ngủ ngon.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, ngâm chân nước nóng còn mang lại tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khẳng định ngâm chân trong nước ấm có thể cải thiện tuần hoàn máu bàn chân. Còn việc có thực sự ngừa được bệnh tim mạch hay không hiện vẫn chưa thể kết luận.
Dù rất tốt song không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Nguyên nhân bởi ngâm chân có thể làm giãn mạch máu chi dưới, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho một số cơ quan. Thực hiện tùy tiện đôi khi rước họa vào thân.
Người bị tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường kèm bệnh lý thần kinh ngoại biên được khuyên không nên ngâm chân nước ấm. So với người khỏe mạnh, người mắc bệnh khó có thể cảm nhận nhiệt độ thật của nước, dễ gây bỏng.
Hơn nữa, lượng đường trong máu bệnh nhân không được kiểm soát tốt còn khiến vết thương lâu lành, có thể gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí hoại tử.
Người chức năng tim kém. Thời gian ngâm nước lâu cùng nhiệt độ cao khiến mạch máu trong cơ thể giãn ra. Máu dồn từ các cơ quan quan trọng lên bề mặt cơ thể. Từ đó, người bệnh có khả năng thiếu máu cơ tim, thiếu oxy gây suy tim cấp. Trường hợp nặng, người bệnh có thể đột tử vì chứng nhồi máu cơ tim.
Người suy tĩnh mạch. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ngoài những trường hợp đặc biệt không nên ngâm chân nước ấm, chuyên gia sức khỏe khuyên nên chú ý đến nhiệt độ nước.
Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là duy trì mức 38-43 độ C.
Thời điểm ngâm chân lợi nhất là khung giờ 19-21 giờ mỗi tối.
Trước khi ngâm, nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Sau khi ngâm, bạn có thể thực hiện vài thao tác massge để ổn định quá trình tuần hoàn máu, điều hòa lục phủ ngũ tạng.
Đặc biệt, tuyệt đối không ngâm chân ngay sau khi ăn no hoặc đói. Lúc này, nhiệt độ nước sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu khắp cơ thể khiến bạn dễ bị chóng mặt, khó chịu. Tốt nhất, nên ngâm chân cách giờ ăn ít nhất 30 phút để không ảnh hưởng quá trình cung cấp máu cho dạ dày. Ảnh: Internet.