Huyết áp thấp. Giảm huyết áp cũng có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt. Nếu bạn đang bị huyết áp thấp thì nên thường xuyên kiểm tra huyết áp mỗi ngày. Bạn có thể điều chỉnh huyết áp của mình bằng những phương thuốc gia truyền hoặc bằng liệu pháp đối chứng (allopathy).Chứng viêm cột sống dính khớp cũng có thể gây ra triệu chứng chóng mặt, kèm theo các triệu chứng đau ở vùng vai và cổ. Bạn có thể cảm thấy khó chịu do buồn nôn và ói mửa. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng vật lý trị liệu cho chứng bệnh này.Thiếu máu. Đây là một trong những lý do phổ biến khiến bạn luôn cảm thấy chóng mặt, quay cuồng. Nếu mức độ sắt trong cơ thể bạn bị thấp hơn, sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm mệt mỏi, đau khớp và chóng mặt. Bạn nên uống bổ sung sắt hoặc ăn thêm các thực phẩm chứa sắt.Có vấn đề về tầm nhìn. Mờ mắt cũng có thể gây chóng mặt. Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về mắt để chọn kính phù hợp, tránh triệu chứng chóng mặt dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.Chứng bệnh Vertigo. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn luôn cảm thấy chóng mặt là do chứng bệnh Vertigo - chứng chóng mặt. Bệnh có thể gây ra cảm giác quay cuồng, thậm chí là ảo giác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn mắc triệu chứng này.Mất nước. Nếu bị mất nước, cơ thể bạn sẽ trở nên yếu và lưu thông máu kém, do đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy chân tay bủn rủn và đầu óc choáng váng.Bệnh Meniere. Nếu chóng mặt kèm theo cảm giác đầy tai và điếc tạm thời, có thể bạn bị bệnh Meniere. Bệnh này do sự gia tăng bất thường về thể tích và thành phần của chất lỏng trong tai. Ù tai (tiếng ồn trong tai), khiếm thính và vấn đề cân bằng là những triệu chứng của bệnh qua nhiều năm. Bệnh Meniere được điều trị bằng cách làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và bài tập. Một chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm được các chất lỏng tích tụ trong tai.
Huyết áp thấp. Giảm huyết áp cũng có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt. Nếu bạn đang bị huyết áp thấp thì nên thường xuyên kiểm tra huyết áp mỗi ngày. Bạn có thể điều chỉnh huyết áp của mình bằng những phương thuốc gia truyền hoặc bằng liệu pháp đối chứng (allopathy).
Chứng viêm cột sống dính khớp cũng có thể gây ra triệu chứng chóng mặt, kèm theo các triệu chứng đau ở vùng vai và cổ. Bạn có thể cảm thấy khó chịu do buồn nôn và ói mửa. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng vật lý trị liệu cho chứng bệnh này.
Thiếu máu. Đây là một trong những lý do phổ biến khiến bạn luôn cảm thấy chóng mặt, quay cuồng. Nếu mức độ sắt trong cơ thể bạn bị thấp hơn, sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm mệt mỏi, đau khớp và chóng mặt. Bạn nên uống bổ sung sắt hoặc ăn thêm các thực phẩm chứa sắt.
Có vấn đề về tầm nhìn. Mờ mắt cũng có thể gây chóng mặt. Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về mắt để chọn kính phù hợp, tránh triệu chứng chóng mặt dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.
Chứng bệnh Vertigo. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn luôn cảm thấy chóng mặt là do chứng bệnh Vertigo - chứng chóng mặt. Bệnh có thể gây ra cảm giác quay cuồng, thậm chí là ảo giác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn mắc triệu chứng này.
Mất nước. Nếu bị mất nước, cơ thể bạn sẽ trở nên yếu và lưu thông máu kém, do đó nó sẽ khiến bạn cảm thấy chân tay bủn rủn và đầu óc choáng váng.
Bệnh Meniere. Nếu chóng mặt kèm theo cảm giác đầy tai và điếc tạm thời, có thể bạn bị bệnh Meniere. Bệnh này do sự gia tăng bất thường về thể tích và thành phần của chất lỏng trong tai. Ù tai (tiếng ồn trong tai), khiếm thính và vấn đề cân bằng là những triệu chứng của bệnh qua nhiều năm. Bệnh Meniere được điều trị bằng cách làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và bài tập. Một chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm được các chất lỏng tích tụ trong tai.