Andrea Ivanova, ở Bulgaria, bắt đầu phẫu thuật thẩm mỹ vào năm ngoái và đã trải qua 17 lần tiêm axit hyaluronic vào môi để có đôi môi to gấp bốn lần kích thước ban đầu. Chưa dừng lại ở đó, cô vẫn có kế hoạch thực hiện ít nhất một lần bơm môi nữa vào cuối năm nay.Ivanova chia sẻ, dáng vẻ mới của cô sau 17 lần bơm môi khiến cô hài lòng hơn với bản thân. Đây cũng là giấc mơ cháy bỏng của cô từ khi còn tấm bé.Tiêm chất axit hyaluronic (chất làm đầy) vào môi hiện đang là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng và trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, ít ai nhận thức được rằng cách làm đẹp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Bất cứ khi nào bạn tiêm một chất lạ vào cơ thể, sẽ có nguy cơ tổn thương. Đối với đôi môi của bạn, một mũi tiêm thậm chí có thể gây tổn thương mô và tử vong.May mắn là hầu hết các tác dụng phụ của việc bơm môi đều nhẹ và tạm thời. Các rủi ro phổ biến khác có thể là bầm tím, sưng... và thường chỉ kéo dài trong một vài ngày.Phản ứng dị ứng: Cũng giống như với bất kỳ một thủ thuật y tế nào, bạn có thể gặp phản ứng dị ứng khi tiêm môi. Nó khá hiếm, nhưng không nên bỏ qua.Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như bầm tím hoặc sưng tấy, sưng dọc vùng tiêm, nhiễm trùng, môi lệch. Chất độn vĩnh viễn có thể gây ra các vấn đề lâu dài.Chất độn vĩnh viễn có thể gây ra các vấn đề lâu dài: Ngoài các chất độn tiêu chuẩn kéo dài từ sáu đến chín tháng, cũng có nhiều lựa chọn lâu dài hơn. Tuy nhiên, những lựa chọn lâu dài này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, ví dụ chất độn vĩnh viễn như silicone có thể và thường làm hỏng đôi môi vĩnh viễn.Ngoài ra, tiêm filler môi có hại không còn phụ thuộc vào chất liệu filler và tay nghề bác sĩ thực hiện. Bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại filler trôi nổi, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, nếu tiêm vào cơ thể người sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.Tiêm chất filler trôi nổi, kém chất lượng thì sẽ lập tức có các hiện tượng như: đông cứng và vón cục, môi sẽ thiếu đi sự mềm mại mà thay vào đó là cứng đơ, mất cảm giác. Và cũng theo bác sỹ, tác dụng kéo dài của chất làm đầy thường là 6 đến 9 tháng hoặc hơn 1 năm chứ không vĩnh viễn như nhiều người lầm tưởng. Bên cạnh đó, việc tiêm filler tuy đơn giản, nhưng vùng da môi rất mỏng nếu bác sĩ thực hiện tiêm chuẩn xác sẽ dễ gây ra nguy hiểm trong quá trình tiêm.Vì vậy, để không phải lo lắng tiêm filler môi có hại không cũng là để đảm bảo quá trình làm đẹp an toàn và đạt kết quả cao tốt nhất bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, đảm bảo chất lượng. Ảnh: Internet.
Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.
Andrea Ivanova, ở Bulgaria, bắt đầu phẫu thuật thẩm mỹ vào năm ngoái và đã trải qua 17 lần tiêm axit hyaluronic vào môi để có đôi môi to gấp bốn lần kích thước ban đầu. Chưa dừng lại ở đó, cô vẫn có kế hoạch thực hiện ít nhất một lần bơm môi nữa vào cuối năm nay.
Ivanova chia sẻ, dáng vẻ mới của cô sau 17 lần bơm môi khiến cô hài lòng hơn với bản thân. Đây cũng là giấc mơ cháy bỏng của cô từ khi còn tấm bé.
Tiêm chất axit hyaluronic (chất làm đầy) vào môi hiện đang là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng và trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, ít ai nhận thức được rằng cách làm đẹp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Bất cứ khi nào bạn tiêm một chất lạ vào cơ thể, sẽ có nguy cơ tổn thương. Đối với đôi môi của bạn, một mũi tiêm thậm chí có thể gây tổn thương mô và tử vong.
May mắn là hầu hết các tác dụng phụ của việc bơm môi đều nhẹ và tạm thời. Các rủi ro phổ biến khác có thể là bầm tím, sưng... và thường chỉ kéo dài trong một vài ngày.
Phản ứng dị ứng: Cũng giống như với bất kỳ một thủ thuật y tế nào, bạn có thể gặp phản ứng dị ứng khi tiêm môi. Nó khá hiếm, nhưng không nên bỏ qua.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như bầm tím hoặc sưng tấy, sưng dọc vùng tiêm, nhiễm trùng, môi lệch. Chất độn vĩnh viễn có thể gây ra các vấn đề lâu dài.
Chất độn vĩnh viễn có thể gây ra các vấn đề lâu dài: Ngoài các chất độn tiêu chuẩn kéo dài từ sáu đến chín tháng, cũng có nhiều lựa chọn lâu dài hơn. Tuy nhiên, những lựa chọn lâu dài này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, ví dụ chất độn vĩnh viễn như silicone có thể và thường làm hỏng đôi môi vĩnh viễn.
Ngoài ra, tiêm filler môi có hại không còn phụ thuộc vào chất liệu filler và tay nghề bác sĩ thực hiện. Bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại filler trôi nổi, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, nếu tiêm vào cơ thể người sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.
Tiêm chất filler trôi nổi, kém chất lượng thì sẽ lập tức có các hiện tượng như: đông cứng và vón cục, môi sẽ thiếu đi sự mềm mại mà thay vào đó là cứng đơ, mất cảm giác. Và cũng theo bác sỹ, tác dụng kéo dài của chất làm đầy thường là 6 đến 9 tháng hoặc hơn 1 năm chứ không vĩnh viễn như nhiều người lầm tưởng.
Bên cạnh đó, việc tiêm filler tuy đơn giản, nhưng vùng da môi rất mỏng nếu bác sĩ thực hiện tiêm chuẩn xác sẽ dễ gây ra nguy hiểm trong quá trình tiêm.
Vì vậy, để không phải lo lắng tiêm filler môi có hại không cũng là để đảm bảo quá trình làm đẹp an toàn và đạt kết quả cao tốt nhất bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, đảm bảo chất lượng. Ảnh: Internet.
Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.