Một bà mẹ có con gái hai chân không đều nhau đã thề sẽ làm đủ mọi cách để cứu đôi chân của con gái 2 tuổi của mình. Từ khi sinh ra, Zahra Zulfiqar đã không có xương mác bên chân phải, khiến chân phải ngắn hơn chân trái 15cm. Hiện đang sống tại London, mẹ của Zahra cho biết vì “tình trạng của Zahra rất hiếm gặp và cũng nghiêm trọng nên bác sĩ nói không có biện pháp điều trị nào khác nhưng tôi sẽ làm đủ mọi cách để cứu đôi chân của bé” Trong vòng hai năm qua, Zahra phải đeo chân giả để hai chân bằng nhau. Các bác sĩ cho biết khi cô bé ngừng phát triển, chân phải sẽ ngắn hơn chân trái tới 30cm và có thể sẽ phải cắt bỏ chân để có thể đeo chân giả. Nhưng mẹ cô bé là Rehana Qadir đã từ chối không thực hiện phương pháp này. Đối với mẹ của Zahra, việc mang thai bé cũng là một điều bất ngờ vì chỉ biết mình có thai lúc 5 tháng. Ở lần siêu âm đầu tiên vào 20 tuần, bác sĩ cho biết em bé không có xương mác. Lúc mới sinh, sự khác biệt giữa hai chân không rõ ràng lắm nhưng càng lớn thì tình trạng chân ngắn chân dài càng dễ nhận thấy khiến chân phải luôn phải kiễng lên. Điều này khiến bé không đi được mà phải bò như một đứa trẻ để di chuyển quanh nhà. Từ 6 tháng trở đi, bé đã phải đeo chân giả nhưng vận động khá khó khăn vì vướng mắt cá chân và bàn chân. Lúc 8 tháng tuổi, ngoài thiếu xương mác, Zahra đã được chẩn đoán là gần thiếu xương đùi đầu gối sau khi bị nghi là trật khớp hông. Tình trạng hiếm gặp này có nghĩa là đầu xương đùi sát với hông quá ngắn khiến hông bị biến dạng. Năm 2015, Zahra được phẫu thuật để gắn một miếng kim loại vào hông để hông không bị biến dạng. Ca phẫu thuật thành công nhưng sau đó miếng kim loại lại bị trượt sang xương và chân khiến bé rất đau. Sau đó bé phải phẫu thuật một lần nữa để tháo bỏ miếng kim loại kia đi. Vì không có giải pháp điều trị nào khác ở Anh nên gia đình bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ ở nước ngoài. Vào tháng 4/2016 họ tìm thấy một bác sĩ ở Florida (Mỹ) tên là Dror Paley, người đã từng giúp một số đứa trẻ khác như Zahra bằng cách kéo dài chân. Vị bác sĩ này cho biết, có thể kéo dài chân của bé nhiều hơn 15cm như các bác sĩ ở Anh đã nói. Quá trình này được thực hiện bằng cách tách xương chày – tức xương cẳng chân rồi cố định lại bằng kẹp sắt xuyên qua da. Sau đó một ngày hai lần, mẹ của bé cần lật chân để tách rời các xương. Theo thời gian, phần xương, cơ và da mới sẽ phát triển và chân sẽ dài hơn. Chi phí ước lượng lên tới hơn 4 tỉ đồng bao gồm cả chi phí phẫu thuật và ăn ở tại Mỹ nên gia đình đang kêu gọi sự giúp đỡ.
Một bà mẹ có con gái hai chân không đều nhau đã thề sẽ làm đủ mọi cách để cứu đôi chân của con gái 2 tuổi của mình. Từ khi sinh ra, Zahra Zulfiqar đã không có xương mác bên chân phải, khiến chân phải ngắn hơn chân trái 15cm. Hiện đang sống tại London, mẹ của Zahra cho biết vì “tình trạng của Zahra rất hiếm gặp và cũng nghiêm trọng nên bác sĩ nói không có biện pháp điều trị nào khác nhưng tôi sẽ làm đủ mọi cách để cứu đôi chân của bé”
Trong vòng hai năm qua, Zahra phải đeo chân giả để hai chân bằng nhau. Các bác sĩ cho biết khi cô bé ngừng phát triển, chân phải sẽ ngắn hơn chân trái tới 30cm và có thể sẽ phải cắt bỏ chân để có thể đeo chân giả. Nhưng mẹ cô bé là Rehana Qadir đã từ chối không thực hiện phương pháp này.
Đối với mẹ của Zahra, việc mang thai bé cũng là một điều bất ngờ vì chỉ biết mình có thai lúc 5 tháng. Ở lần siêu âm đầu tiên vào 20 tuần, bác sĩ cho biết em bé không có xương mác. Lúc mới sinh, sự khác biệt giữa hai chân không rõ ràng lắm nhưng càng lớn thì tình trạng chân ngắn chân dài càng dễ nhận thấy khiến chân phải luôn phải kiễng lên. Điều này khiến bé không đi được mà phải bò như một đứa trẻ để di chuyển quanh nhà.
Từ 6 tháng trở đi, bé đã phải đeo chân giả nhưng vận động khá khó khăn vì vướng mắt cá chân và bàn chân. Lúc 8 tháng tuổi, ngoài thiếu xương mác, Zahra đã được chẩn đoán là gần thiếu xương đùi đầu gối sau khi bị nghi là trật khớp hông. Tình trạng hiếm gặp này có nghĩa là đầu xương đùi sát với hông quá ngắn khiến hông bị biến dạng.
Năm 2015, Zahra được phẫu thuật để gắn một miếng kim loại vào hông để hông không bị biến dạng. Ca phẫu thuật thành công nhưng sau đó miếng kim loại lại bị trượt sang xương và chân khiến bé rất đau. Sau đó bé phải phẫu thuật một lần nữa để tháo bỏ miếng kim loại kia đi.
Vì không có giải pháp điều trị nào khác ở Anh nên gia đình bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ ở nước ngoài. Vào tháng 4/2016 họ tìm thấy một bác sĩ ở Florida (Mỹ) tên là Dror Paley, người đã từng giúp một số đứa trẻ khác như Zahra bằng cách kéo dài chân. Vị bác sĩ này cho biết, có thể kéo dài chân của bé nhiều hơn 15cm như các bác sĩ ở Anh đã nói.
Quá trình này được thực hiện bằng cách tách xương chày – tức xương cẳng chân rồi cố định lại bằng kẹp sắt xuyên qua da. Sau đó một ngày hai lần, mẹ của bé cần lật chân để tách rời các xương. Theo thời gian, phần xương, cơ và da mới sẽ phát triển và chân sẽ dài hơn. Chi phí ước lượng lên tới hơn 4 tỉ đồng bao gồm cả chi phí phẫu thuật và ăn ở tại Mỹ nên gia đình đang kêu gọi sự giúp đỡ.