Sữa chua có hương vị. Sữa chua là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của trẻ nhờ lượng canxi khổng lồ cùng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dù vậy, mẹ thông thái nên biết không phải sữa chua nào cũng giống nhau, đặc biệt là sữa chua có hương vị. Sữa chua có hương vị hoặc sữa chua có đường là thực phẩm có hại đối với trẻ bởi chúng chứa lượng lớn đường, vị nhân tạo và chất tạo màu.Snack hoa quả. Giống như sữa chua, hoa quả rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, snack làm từ hoa quả ngoài thành phần trái cây còn chứa nhiều đường, xiro đặc cùng chất độn, hương liệu và chất tạo màu. Để tốt cho hệ miễn dịch của bé, mẹ nên cho bé thưởng thức trái cây tươi thay vì loại snack này.Muffins. So với bánh rán, muffins mẹ tự làm từ bột ngũ cốc, cà rốt, bí xanh, chuối hay táo sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ. Vậy nhưng các mẹ cần cảnh giác với muffins ngoài hàng bởi chúng có thể chứa hàng tá đường, dầu bẩn và chất tẩy trắng.Bơ đậu phộng không béo. Bơ đậu phộng là người bạn thân thiện với sức khỏe bởi chứa các chất béo tốt và protein. Do lo ngại nạp lượng lớn chất béo nên nhiều người chọn bơ đậu phộng không béo bổ sung cho con mà không biết rằng điều này hoàn toàn phản tác dụng.Cụ thể để thành phần chất béo không có mặt trong sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ tận dụng xiro ngô, đường, protein đậu nành, dầu hydro hóa và chất béo tổng hợp làm thay đổi thành phần bơ đậu phộng ban đầu. Chính vì vậy, nếu lo ngại ăn nhiều chất béo từ đậu phộng, bạn nên chọn bơ từ các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều để thay thế.Nước ép. Uống lượng lớn nước ép trái cây khiến bé thiếu hụt chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Cơ quan The American Academy of Pediatrics cũng khuyến cáo nên hạn chế dùng nước ép cho trẻ (trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nên uống 174 – 232ml tương đương 6 – 8 ounce, trẻ từ 7 tuổi trở lên chỉ nên uống 232 – 350ml tương đương 8 – 12 ounce mỗi ngày).Đặc biệt, các mẹ cần cảnh giác với nước ép trái cây đóng chai bởi thành phần của chúng chủ yếu là đường, chất tổng hợp chứ không phải nước ép trái cây làm tăng nguy cơ tiểu đường và béo phì.Bánh cracker. Bé thường thích các loại bánh quy giòn, dễ nhai song mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều. Loại bánh này chỉ chứa lượng nhỏ dưỡng chất và hoàn toàn không có chất xơ. Thay vào đó, mẹ nên chọn bánh làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc pho mát để cho con ăn vặt, tăng lượng chất xơ và canxi cần thiết.Snack rau. Dù snack được làm từ nguyên liệu rau xanh thì chúng cũng không có lợi cho sức khỏe bởi chúng thường được xử lý với nhiệt độ cao, làm thất thoát các dưỡng chất quan trọng. Ước tính, mỗi ounce (khoảng 28g) snack rau chứa khoảng 125 – 160calo và khoảng 10 – 12g chất béo. Tốt hơn, mẹ nên lắng nghe và chiều theo sở thích bé để chế biến các món ngon từ rau xanh.Xúc xích. Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.
Sữa chua có hương vị. Sữa chua là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của trẻ nhờ lượng canxi khổng lồ cùng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ miễn dịch. Dù vậy, mẹ thông thái nên biết không phải sữa chua nào cũng giống nhau, đặc biệt là sữa chua có hương vị. Sữa chua có hương vị hoặc sữa chua có đường là thực phẩm có hại đối với trẻ bởi chúng chứa lượng lớn đường, vị nhân tạo và chất tạo màu.
Snack hoa quả. Giống như sữa chua, hoa quả rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, snack làm từ hoa quả ngoài thành phần trái cây còn chứa nhiều đường, xiro đặc cùng chất độn, hương liệu và chất tạo màu. Để tốt cho hệ miễn dịch của bé, mẹ nên cho bé thưởng thức trái cây tươi thay vì loại snack này.
Muffins. So với bánh rán, muffins mẹ tự làm từ bột ngũ cốc, cà rốt, bí xanh, chuối hay táo sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ. Vậy nhưng các mẹ cần cảnh giác với muffins ngoài hàng bởi chúng có thể chứa hàng tá đường, dầu bẩn và chất tẩy trắng.
Bơ đậu phộng không béo. Bơ đậu phộng là người bạn thân thiện với sức khỏe bởi chứa các chất béo tốt và protein. Do lo ngại nạp lượng lớn chất béo nên nhiều người chọn bơ đậu phộng không béo bổ sung cho con mà không biết rằng điều này hoàn toàn phản tác dụng.
Cụ thể để thành phần chất béo không có mặt trong sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ tận dụng xiro ngô, đường, protein đậu nành, dầu hydro hóa và chất béo tổng hợp làm thay đổi thành phần bơ đậu phộng ban đầu. Chính vì vậy, nếu lo ngại ăn nhiều chất béo từ đậu phộng, bạn nên chọn bơ từ các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều để thay thế.
Nước ép. Uống lượng lớn nước ép trái cây khiến bé thiếu hụt chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Cơ quan The American Academy of Pediatrics cũng khuyến cáo nên hạn chế dùng nước ép cho trẻ (trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nên uống 174 – 232ml tương đương 6 – 8 ounce, trẻ từ 7 tuổi trở lên chỉ nên uống 232 – 350ml tương đương 8 – 12 ounce mỗi ngày).
Đặc biệt, các mẹ cần cảnh giác với nước ép trái cây đóng chai bởi thành phần của chúng chủ yếu là đường, chất tổng hợp chứ không phải nước ép trái cây làm tăng nguy cơ tiểu đường và béo phì.
Bánh cracker. Bé thường thích các loại bánh quy giòn, dễ nhai song mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều. Loại bánh này chỉ chứa lượng nhỏ dưỡng chất và hoàn toàn không có chất xơ. Thay vào đó, mẹ nên chọn bánh làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc pho mát để cho con ăn vặt, tăng lượng chất xơ và canxi cần thiết.
Snack rau. Dù snack được làm từ nguyên liệu rau xanh thì chúng cũng không có lợi cho sức khỏe bởi chúng thường được xử lý với nhiệt độ cao, làm thất thoát các dưỡng chất quan trọng. Ước tính, mỗi ounce (khoảng 28g) snack rau chứa khoảng 125 – 160calo và khoảng 10 – 12g chất béo. Tốt hơn, mẹ nên lắng nghe và chiều theo sở thích bé để chế biến các món ngon từ rau xanh.
Xúc xích. Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của trẻ nhỏ nói riêng. Trong xúc xích có hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.