Sữa chua trái cây. Sữa chua thông thường rất tốt, thậm chí được đưa vào thực đơn cho trẻ bắt đầu ăn dặm nhờ dễ tiêu, chứa nhiều protein, glucid, lipid, vitamin và nguồn lợi khuẩn dồi dào.Tuy nhiên, sữa chua trái cây lại là thực phẩm có hại cho trẻ nhỏ. Sữa chua trái cây chứa màu nhân tạo, nhiều đường, chất béo và calo hơn so với sữa chua thông thường. Do đó nếu cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì, không có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ.Để bổ sung sữa chua an toàn, cha mẹ nên đọc kỹ thành phần. Tốt nhất dùng sữa chua tự nhiên không đường và làm ngọt bằng mật ong nếu con lớn hơn 1 tuổi. Nếu không dùng được mật ong, bạn có thể thay thế bằng nho khô xay nhuyễn.Mật ong. Mật ong là một trong những thực phẩm tốt cho người lớn nhưng có hại cho trẻ. Như đã nói ở trên, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi. Nguyên nhân bởi dù giàu dinh dưỡng song mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Trẻ khi ăn phải thực phẩm chứa Clostridium botulinum, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển trong ruột đồng thời sản sinh ra các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể.Sữa tươi nguyên chất. Sữa tươi là thực phẩm tốt cho người lớn vì tiện lợi và chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.Không phủ nhận rằng sữa tươi nguyên chất tốt hơn sữa tiệt trùng vì lượng enzyme tiêu hóa và chất dinh dưỡng được giữ nguyên. Tuy nhiên với trẻ nhỏ nếu dùng sữa tươi nguyên chất là rất nguy hiểm. Điều này bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, khi sử dụng sữa chưa được tiệt trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm.Cà chua hay thực phẩm đóng hộp. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chất độc hại Bisphenol – A (BPA) có nhiều trong các thực phẩm đóng hộp. Tiêu thụ quá nhiều, BPA ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển, hệ sinh sản, não bộ, thậm chí gây ung thư.Kẹo cao su. Trẻ không được khuyến khích sử dụng kẹo cao su vì chứa hàm lượng đường cao dễ gây hại cho răng, sâu răng.Ngoài lượng đường, kẹo cao su còn chứa sorbitol – chất có thể gây tiêu chảy. Đặc biệt, không ít trường hợp trẻ vô tình nuốt phải kẹo cao su nhỏ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Trường hợp nuốt nhiều bã cao su liên tục còn gây tắc nghẽn hệ tiêu hóa.Có thể nói, kẹo cao su hoàn toàn không có lợi cho bé. Nếu trẻ thích nhai, bạn nên thay thế bằng rau củ như đồ ăn nhẹ, cà rốt, dưa chuột. Trường hợp trẻ nhất định đòi kẹo cao su, bạn hãy cố gắng chọn loại chứa thành phần xylitol.Khoai tây chiên. Là món ăn vặt khoái khẩu của cả người lớn và trẻ nhỏ song khoai tây chiên lại tiềm ẩn nhiều chất béo, calo và muối. Theo thời gian, tiêu thụ quá nhiều muối dễ tăng nguy cơ huyết áp cao, sỏi thận. Nếu các con quá đam mê thứ đồ ăn vặt này, cha mẹ nên tự làm ở nhà để kiểm soát lượng gia vị nêm vào.Nước ép trái cây. So với việc ăn trái cây trực tiếp, uống nước ép khiến trẻ tiếp nhận một lượng đường lớn trong khi phần lớn chất xơ bị mất đi trong quá trình chế biến. Theo cách này, uống liên tục dễ khiến trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.Ngoài ra, lạm dụng nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác, dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước ép trái cây có thể gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi. Ảnh: Brightside, Internet.Mời độc giả xem video: Tại sao đắp 2 chăn mỏng ấm hơn một cái dày? Nguồn: Zingnews.
Sữa chua trái cây. Sữa chua thông thường rất tốt, thậm chí được đưa vào thực đơn cho trẻ bắt đầu ăn dặm nhờ dễ tiêu, chứa nhiều protein, glucid, lipid, vitamin và nguồn lợi khuẩn dồi dào.
Tuy nhiên, sữa chua trái cây lại là thực phẩm có hại cho trẻ nhỏ. Sữa chua trái cây chứa màu nhân tạo, nhiều đường, chất béo và calo hơn so với sữa chua thông thường. Do đó nếu cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì, không có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Để bổ sung sữa chua an toàn, cha mẹ nên đọc kỹ thành phần. Tốt nhất dùng sữa chua tự nhiên không đường và làm ngọt bằng mật ong nếu con lớn hơn 1 tuổi. Nếu không dùng được mật ong, bạn có thể thay thế bằng nho khô xay nhuyễn.
Mật ong. Mật ong là một trong những thực phẩm tốt cho người lớn nhưng có hại cho trẻ. Như đã nói ở trên, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi. Nguyên nhân bởi dù giàu dinh dưỡng song mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Trẻ khi ăn phải thực phẩm chứa Clostridium botulinum, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển trong ruột đồng thời sản sinh ra các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể.
Sữa tươi nguyên chất. Sữa tươi là thực phẩm tốt cho người lớn vì tiện lợi và chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Không phủ nhận rằng sữa tươi nguyên chất tốt hơn sữa tiệt trùng vì lượng enzyme tiêu hóa và chất dinh dưỡng được giữ nguyên. Tuy nhiên với trẻ nhỏ nếu dùng sữa tươi nguyên chất là rất nguy hiểm. Điều này bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, khi sử dụng sữa chưa được tiệt trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Cà chua hay thực phẩm đóng hộp. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chất độc hại Bisphenol – A (BPA) có nhiều trong các thực phẩm đóng hộp. Tiêu thụ quá nhiều, BPA ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển, hệ sinh sản, não bộ, thậm chí gây ung thư.
Kẹo cao su. Trẻ không được khuyến khích sử dụng kẹo cao su vì chứa hàm lượng đường cao dễ gây hại cho răng, sâu răng.
Ngoài lượng đường, kẹo cao su còn chứa sorbitol – chất có thể gây tiêu chảy. Đặc biệt, không ít trường hợp trẻ vô tình nuốt phải kẹo cao su nhỏ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở. Trường hợp nuốt nhiều bã cao su liên tục còn gây tắc nghẽn hệ tiêu hóa.
Có thể nói, kẹo cao su hoàn toàn không có lợi cho bé. Nếu trẻ thích nhai, bạn nên thay thế bằng rau củ như đồ ăn nhẹ, cà rốt, dưa chuột. Trường hợp trẻ nhất định đòi kẹo cao su, bạn hãy cố gắng chọn loại chứa thành phần xylitol.
Khoai tây chiên. Là món ăn vặt khoái khẩu của cả người lớn và trẻ nhỏ song khoai tây chiên lại tiềm ẩn nhiều chất béo, calo và muối. Theo thời gian, tiêu thụ quá nhiều muối dễ tăng nguy cơ huyết áp cao, sỏi thận. Nếu các con quá đam mê thứ đồ ăn vặt này, cha mẹ nên tự làm ở nhà để kiểm soát lượng gia vị nêm vào.
Nước ép trái cây. So với việc ăn trái cây trực tiếp, uống nước ép khiến trẻ tiếp nhận một lượng đường lớn trong khi phần lớn chất xơ bị mất đi trong quá trình chế biến. Theo cách này, uống liên tục dễ khiến trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.
Ngoài ra, lạm dụng nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác, dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước ép trái cây có thể gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi. Ảnh: Brightside, Internet.
Mời độc giả xem video: Tại sao đắp 2 chăn mỏng ấm hơn một cái dày? Nguồn: Zingnews.