Sai lầm khi dạy con nhiều mẹ mắc nhất là không biết xin lỗi con. Nhiều mẹ cho rằng khi xin lôi thì sẽ không còn uy để dạy dỗ em bé. Điều này không hẳn. Khi bạn xin lỗi con nghĩa là bạn đang dạy con biết nhận ra những điểm chưa hoàn hảo ở mình để tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.Nhận sai. Khi bạn sai, đừng cố che đậy, cho qua mà hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình. Nuông chiều con quá mức. Nhiều mẹ sẵn sàng đưa cho con mọi thứ con yêu cầu. Điều này chỉ làm hư bé. Thay vào đó, hãy đặt ra những nguyên tắc và yêu cầu bé phải tuân theo.So sánh con với người khác. Đừng bao giờ đem con ra so sánh với người khác bởi điều này dễ làm con tổn thương và có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ (khiến trẻ trở nên tự ti, thu mình...)"Giận cá chém thớt". Bạn cần nhớ rằng trẻ con không có tội khi bạn có một ngày làm việc tồi tệ hoặc một cuộc sống không như ý muốn và vì thế hãy bình tĩnh, cho mình vài phút tĩnh lặng để giải tỏa và tiếp tục sống.Kỳ vọng quá nhiều. Lỗi này rất nhiều cha mẹ mắc phải. Họ kỳ vọng con mình quá nhiều và điều này vô tình tạo áp lực lên con, khiến con không được sống thoải mái và vô tư lự trong khoảng thời thơ ấu của mình.Quan trọng hóa mọi chuyện. Nhiều ông bố bà mẹ khi nuôi dạy con hay làm mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn. Hãy hỏi bản thân mình xem việc đã xảy ra hoặc thái độ, hành động đó của bé có ảnh hưởng lâu dài hay không? Nếu không, hãy bỏ qua và tận hưởng cuộc sống.Sử dụng con làm "gián điệp" do thám chồng. Bởi điều này dễ tạo ra một em bé biết lừa lọc, dối trá và không tôn trọng người khác.Chủ ý làm con xấu hổ. Việc này sẽ vô cùng có hại vì nó sẽ khiến bé bị tổn thương lòng tự trọng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như nghiện ngập, ăn uống vô độ, gặp rắc rối trong các mối quan hệ...Cẩn trọng với ngôn ngữ cơ thể. Hãy nhớ rằng, bé rất nhạy cảm với các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể của bạn: mải nghe điện thoại, ra khỏi phòng, ra chỗ khác... sẽ dễ khiến bé cảm thấy mình không đủ quan trọng để được lắng nghe. Bé dễ nổi giận, hoặc giận dỗi và lâu dần có thể bé trở nên khép mình.
Sai lầm khi dạy con nhiều mẹ mắc nhất là không biết xin lỗi con. Nhiều mẹ cho rằng khi xin lôi thì sẽ không còn uy để dạy dỗ em bé. Điều này không hẳn. Khi bạn xin lỗi con nghĩa là bạn đang dạy con biết nhận ra những điểm chưa hoàn hảo ở mình để tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Nhận sai. Khi bạn sai, đừng cố che đậy, cho qua mà hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình.
Nuông chiều con quá mức. Nhiều mẹ sẵn sàng đưa cho con mọi thứ con yêu cầu. Điều này chỉ làm hư bé. Thay vào đó, hãy đặt ra những nguyên tắc và yêu cầu bé phải tuân theo.
So sánh con với người khác. Đừng bao giờ đem con ra so sánh với người khác bởi điều này dễ làm con tổn thương và có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ (khiến trẻ trở nên tự ti, thu mình...)
"Giận cá chém thớt". Bạn cần nhớ rằng trẻ con không có tội khi bạn có một ngày làm việc tồi tệ hoặc một cuộc sống không như ý muốn và vì thế hãy bình tĩnh, cho mình vài phút tĩnh lặng để giải tỏa và tiếp tục sống.
Kỳ vọng quá nhiều. Lỗi này rất nhiều cha mẹ mắc phải. Họ kỳ vọng con mình quá nhiều và điều này vô tình tạo áp lực lên con, khiến con không được sống thoải mái và vô tư lự trong khoảng thời thơ ấu của mình.
Quan trọng hóa mọi chuyện. Nhiều ông bố bà mẹ khi nuôi dạy con hay làm mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn. Hãy hỏi bản thân mình xem việc đã xảy ra hoặc thái độ, hành động đó của bé có ảnh hưởng lâu dài hay không? Nếu không, hãy bỏ qua và tận hưởng cuộc sống.
Sử dụng con làm "gián điệp" do thám chồng. Bởi điều này dễ tạo ra một em bé biết lừa lọc, dối trá và không tôn trọng người khác.
Chủ ý làm con xấu hổ. Việc này sẽ vô cùng có hại vì nó sẽ khiến bé bị tổn thương lòng tự trọng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như nghiện ngập, ăn uống vô độ, gặp rắc rối trong các mối quan hệ...
Cẩn trọng với ngôn ngữ cơ thể. Hãy nhớ rằng, bé rất nhạy cảm với các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể của bạn: mải nghe điện thoại, ra khỏi phòng, ra chỗ khác... sẽ dễ khiến bé cảm thấy mình không đủ quan trọng để được lắng nghe. Bé dễ nổi giận, hoặc giận dỗi và lâu dần có thể bé trở nên khép mình.