Nhiệt độ nước quá cao: Mùa đông, nhiều người sợ lạnh, có thói quen khi tắm là điều chỉnh nhiệt độ nước ấm nóng. Điều này có thể giúp bạn bớt lạnh song rất hại sức khỏe. Nhiệt độ quá cao khiến mạch máu giãn ra, đặc biệt nguy hiểm với người mắc chứng huyết áp thấp, có thể dẫn đến tình trạng máu cung cấp cho não không đủ, gây ra các triệu chứng như suy sụp. (Ảnh minh họa)Bên cạnh đó, nước nóng có thể làm khô da, triệt tiêu lớp bảo vệ tự nhiên của da dẫn tới mất độ ẩm, gây ngứa ngáy. Để tốt cho cơ thể, bạn nên tắm khoảng 5-7 phút với nước ấm từ 38 độ C trở xuống.Tắm ngay khi ngủ dậy: Buổi sáng thức giấc, nhiều người vẫn ngái ngủ, chọn đi tắm để tỉnh táo hơn. Thực tế, tắm sau khi ngủ dậy giúp kích thích não bộ, khiến bạn cảm thấy tập trung hơn. Vậy nhưng, đây là thời điểm tắm không có lợi cho sức khỏe, dễ gây chóng mặt, thậm chí sốc hạ đường huyết.Nếu muốn tắm buổi sáng, bạn nên dùng bữa, nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới thực hiện. Cách này sẽ giúp tinh thần phấn chấn mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể.Tắm ngay sau khi ăn no: Mùa hè thời tiết nóng nực, ăn xong nhiều người mồ hôi nhễ nhại, muốn đi tắm để dễ chịu hơn. Vậy nhưng, tắm ngay sau khi ăn no không tốt.Lúc này, lượng lớn máu trong cơ thể tập trung tại dạ dày, đảm bảo chức năng tiêu hóa. Tắm sau khi ăn sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể giãn ra, tăng lượng máu lưu thông trên da và cơ, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Hậu quả là bạn dễ đối diện tình trạng khó tiêu.Tắm sau khi thể dục: Sau khi thể thao, các mao mạch trên cơ thể ở trạng thái mở. Nếu tắm ngay thời điểm này sẽ khiến khí lạnh thâm nhập, bất lợi cho sức khỏe.Để có lợi, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước bằng nhiệt độ cơ thể, thích hợp nhất trong khoảng 35-37 độ C. Khi tắm, không nên chà xát mạnh bởi bản chất da chúng ta không tích tụ nhiều bụi đến mức cần phải dùng lực. Chà xát mạnh làm bong tróc lớp màng bảo vệ như lớp sừng, màng lipid trên da, khiến da trở nên nhạy cảm với những kích thích bên ngoài.Trường hợp muốn tắm trước khi ngủ buổi tối, bạn nên tắm trước khi ngủ hai tiếng. Nguyên nhân bởi sau khi tắm, thân nhiệt sẽ tăng cao, không tốt cho việc đi vào giấc ngủ. Thực tế, cơn buồn ngủ chỉ đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, rất khó để đi vào giấc ngủ ngay sau khi tắm. Mời độc giả xem thêm video: Dấu hiệu, biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa? (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)
Nhiệt độ nước quá cao: Mùa đông, nhiều người sợ lạnh, có thói quen khi tắm là điều chỉnh nhiệt độ nước ấm nóng. Điều này có thể giúp bạn bớt lạnh song rất hại sức khỏe. Nhiệt độ quá cao khiến mạch máu giãn ra, đặc biệt nguy hiểm với người mắc chứng huyết áp thấp, có thể dẫn đến tình trạng máu cung cấp cho não không đủ, gây ra các triệu chứng như suy sụp. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, nước nóng có thể làm khô da, triệt tiêu lớp bảo vệ tự nhiên của da dẫn tới mất độ ẩm, gây ngứa ngáy. Để tốt cho cơ thể, bạn nên tắm khoảng 5-7 phút với nước ấm từ 38 độ C trở xuống.
Tắm ngay khi ngủ dậy: Buổi sáng thức giấc, nhiều người vẫn ngái ngủ, chọn đi tắm để tỉnh táo hơn. Thực tế, tắm sau khi ngủ dậy giúp kích thích não bộ, khiến bạn cảm thấy tập trung hơn. Vậy nhưng, đây là thời điểm tắm không có lợi cho sức khỏe, dễ gây chóng mặt, thậm chí sốc hạ đường huyết.
Nếu muốn tắm buổi sáng, bạn nên dùng bữa, nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới thực hiện. Cách này sẽ giúp tinh thần phấn chấn mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Tắm ngay sau khi ăn no: Mùa hè thời tiết nóng nực, ăn xong nhiều người mồ hôi nhễ nhại, muốn đi tắm để dễ chịu hơn. Vậy nhưng, tắm ngay sau khi ăn no không tốt.
Lúc này, lượng lớn máu trong cơ thể tập trung tại dạ dày, đảm bảo chức năng tiêu hóa. Tắm sau khi ăn sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể giãn ra, tăng lượng máu lưu thông trên da và cơ, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Hậu quả là bạn dễ đối diện tình trạng khó tiêu.
Tắm sau khi thể dục: Sau khi thể thao, các mao mạch trên cơ thể ở trạng thái mở. Nếu tắm ngay thời điểm này sẽ khiến khí lạnh thâm nhập, bất lợi cho sức khỏe.
Để có lợi, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước bằng nhiệt độ cơ thể, thích hợp nhất trong khoảng 35-37 độ C. Khi tắm, không nên chà xát mạnh bởi bản chất da chúng ta không tích tụ nhiều bụi đến mức cần phải dùng lực. Chà xát mạnh làm bong tróc lớp màng bảo vệ như lớp sừng, màng lipid trên da, khiến da trở nên nhạy cảm với những kích thích bên ngoài.
Trường hợp muốn tắm trước khi ngủ buổi tối, bạn nên tắm trước khi ngủ hai tiếng. Nguyên nhân bởi sau khi tắm, thân nhiệt sẽ tăng cao, không tốt cho việc đi vào giấc ngủ. Thực tế, cơn buồn ngủ chỉ đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, rất khó để đi vào giấc ngủ ngay sau khi tắm.
Mời độc giả xem thêm video: Dấu hiệu, biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa? (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)