Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.Ngoài nguy cơ ung thư dạ dày, ăn mặn còn khiến cơ thể nạp lượng lớn natri, tăng nồng độ natri trong máu khiến thận luôn phải gồng mình làm việc. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch.Đáng lưu ý, nhiều người đang ăn quá nhiều muối mà không hay biết. Chẳng hạn, thói quen ăn trái cây chấm muối khiến bạn đưa lượng muối không cần thiết vào cơ thể.Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn cũng vô tình cung cấp lượng lớn muối không cần thiết. Theo Popsugar, thịt xông khói đứng đầu danh sách thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe. Món này rất nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao. Nó còn chứa một lượng lớn chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ bệnh tim và béo phì. Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chất bảo quản trong thịt xông khói có thể gây ung thư.Các loại thực phẩm đóng hộp, đặc biệt mì ăn liền cũng có thể “đầu độc” cơ thể bằng lượng muối lớn. Một gói mì ăn liền có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, khiến bạn dễ bị huyết áp cao và đột quỵ.Thói quen thưởng thức đồ ăn mặn như dưa cà muối, thịt muối cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nạp lượng muối nhiều hơn mức cần thiết.Việc chuẩn bị sẵn bát nước mắm nguyên chất khi ngồi vào mâm cơm cũng tiềm ẩn mối họa ung thư. Đây thực sự là điều đáng ngại bởi món ăn thường được nêm mắm hoặc muối từ trước. Do thói quen ăn mặn khiến nhiều người vẫn cần đến nước mắm cho vừa khẩu vị của mình.Cuối cùng, thói quen ăn vặt không chỉ khiến bạn khổ sở vì thừa cân, béo phì mà còn mang tới nỗi lo ung thư. Nguyên nhân bởi các loại bánh snack, bánh mặn, ô mai mặn… thường chứa lượng muối đáng kể.
Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật từng theo dõi chế độ ăn của 40.000 đối tượng trung niên nước này. Kết quả cho thấy, tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài nguy cơ ung thư dạ dày, ăn mặn còn khiến cơ thể nạp lượng lớn natri, tăng nồng độ natri trong máu khiến thận luôn phải gồng mình làm việc. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc, tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động tim mạch.
Đáng lưu ý, nhiều người đang ăn quá nhiều muối mà không hay biết. Chẳng hạn, thói quen ăn trái cây chấm muối khiến bạn đưa lượng muối không cần thiết vào cơ thể.
Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn cũng vô tình cung cấp lượng lớn muối không cần thiết. Theo Popsugar, thịt xông khói đứng đầu danh sách thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe. Món này rất nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao. Nó còn chứa một lượng lớn chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ bệnh tim và béo phì. Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chất bảo quản trong thịt xông khói có thể gây ung thư.
Các loại thực phẩm đóng hộp, đặc biệt mì ăn liền cũng có thể “đầu độc” cơ thể bằng lượng muối lớn. Một gói mì ăn liền có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, khiến bạn dễ bị huyết áp cao và đột quỵ.
Thói quen thưởng thức đồ ăn mặn như dưa cà muối, thịt muối cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nạp lượng muối nhiều hơn mức cần thiết.
Việc chuẩn bị sẵn bát nước mắm nguyên chất khi ngồi vào mâm cơm cũng tiềm ẩn mối họa ung thư. Đây thực sự là điều đáng ngại bởi món ăn thường được nêm mắm hoặc muối từ trước. Do thói quen ăn mặn khiến nhiều người vẫn cần đến nước mắm cho vừa khẩu vị của mình.
Cuối cùng, thói quen ăn vặt không chỉ khiến bạn khổ sở vì thừa cân, béo phì mà còn mang tới nỗi lo ung thư. Nguyên nhân bởi các loại bánh snack, bánh mặn, ô mai mặn… thường chứa lượng muối đáng kể.