Khi có nhiều người. Quá trình lớn lên, bất cứ đứa trẻ nào đều mắc lỗi, cần được bố mẹ chấn chỉnh. Tuy nhiên, thay vì chỉ trích con mọi lúc mọi nơi khiến việc dạy dỗ trở nên vô ích, cha mẹ nên lựa lời với trẻ - nhất là khi có nhiều người.Dù còn nhỏ song trẻ cũng có lòng tự tôn riêng. Khi bị nói lỗi sai ngay trước mặt nhiều người, trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương, thu mình. Nhiều bố mẹ cho rằng việc phê bình con cái trước mặt bạn bè sẽ giúp con ghi nhớ bài học. Thực tế, đúng là trẻ sẽ nhớ lâu. Song điều trẻ nhớ lại là mình đã từng mất mặt thế nào.Khi ăn. “Trời đánh còn phải tránh bữa ăn” cho nên dù có giận đến mấy các mẹ cũng không được lớn tiếng dạy dỗ, quát mắng khi con đang ngồi trong bàn ăn. Các nhà tâm lý cho rằng, nhắc nhở lúc này không chỉ không giáo dục được trẻ. Ngược lại, còn gây tổn thương con cái, ảnh hưởng đến mối quan hệ gần gũi trong gia đình.Nhiều trẻ sẵn biếng ăn, chỉ cần bị chê là chúng có thể bỏ bữa dẫn tới thiếu năng lượng. Hơn nữa, tâm trạng không thoải mái khi ăn còn khiến tỳ vị hư nhược, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tổn thương cơ thể.Khi ngủ. Trước khi lên giường, nhiều người có thói quen điểm lại những việc đã xảy ra trong ngày. Tuy nhiên, cần tránh thái độ không tốt, chỉ trích hay lên lớp giáo dục con.Khi muốn nghỉ ngơi, trẻ khó có thể tiếp thu, ghi nhớ những lời mẹ dạy. Đặc biệt, nếu bị chỉ trích thời điểm này, trẻ sẽ duy trì tâm trạng chán nản, dễ gặp ác mộng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Khi trẻ đã thừa nhận sai sót. Mỗi hành động trẻ làm đều có lý của chúng. Vậy nên, khi trẻ biết bản thân mắc lỗi, tự rút ra bài học kinh nghiệm thì cha mẹ cũng không cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần.Việc lớn tiếng dạy dỗ dù con đã biết sai sẽ khiến trẻ cảm thấy tệ hơn nhiều. Trẻ sẽ thui chột ý chí cố gắng. Thậm chí, những lần sau chúng có thể nói dối, phủ nhận lỗi lầm vì chắc rằng dù mình có nhận lỗi thì bố mẹ cũng không tha thứ.Các nhà khoa học cũng nhận định, trẻ thường xuyên bị trách móc và khen ngợi có cách đối mặt với khó khăn khác nhau. Trong khi những đứa trẻ hay bị trách móc có xu hướng rút lui, né tránh thì đứa trẻ được khen ngợi lại chủ động tìm hướng giải quyết.Khi bố mẹ nóng giận. Khi bố mẹ đang nóng giận, rất dễ rơi vào trạng thái vừa mở miệng đã muốn mắng người. Trường hợp này, nếu đem chuyện của con cái ra dạy bảo, bố mẹ sẽ dễ dàng làm tổn thương con trẻ, đồng thời phá vỡ hình tượng của bố mẹ trong mắt trẻ.Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần hạ hỏa, đợi bình tĩnh trở lại hãy chỉ bảo cho con cái điều hơn lẽ thiệt. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp giảm cân. Nguồn: Zingnews.
Khi có nhiều người. Quá trình lớn lên, bất cứ đứa trẻ nào đều mắc lỗi, cần được bố mẹ chấn chỉnh. Tuy nhiên, thay vì chỉ trích con mọi lúc mọi nơi khiến việc dạy dỗ trở nên vô ích, cha mẹ nên lựa lời với trẻ - nhất là khi có nhiều người.
Dù còn nhỏ song trẻ cũng có lòng tự tôn riêng. Khi bị nói lỗi sai ngay trước mặt nhiều người, trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương, thu mình. Nhiều bố mẹ cho rằng việc phê bình con cái trước mặt bạn bè sẽ giúp con ghi nhớ bài học. Thực tế, đúng là trẻ sẽ nhớ lâu. Song điều trẻ nhớ lại là mình đã từng mất mặt thế nào.
Khi ăn. “Trời đánh còn phải tránh bữa ăn” cho nên dù có giận đến mấy các mẹ cũng không được lớn tiếng dạy dỗ, quát mắng khi con đang ngồi trong bàn ăn. Các nhà tâm lý cho rằng, nhắc nhở lúc này không chỉ không giáo dục được trẻ. Ngược lại, còn gây tổn thương con cái, ảnh hưởng đến mối quan hệ gần gũi trong gia đình.
Nhiều trẻ sẵn biếng ăn, chỉ cần bị chê là chúng có thể bỏ bữa dẫn tới thiếu năng lượng. Hơn nữa, tâm trạng không thoải mái khi ăn còn khiến tỳ vị hư nhược, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tổn thương cơ thể.
Khi ngủ. Trước khi lên giường, nhiều người có thói quen điểm lại những việc đã xảy ra trong ngày. Tuy nhiên, cần tránh thái độ không tốt, chỉ trích hay lên lớp giáo dục con.
Khi muốn nghỉ ngơi, trẻ khó có thể tiếp thu, ghi nhớ những lời mẹ dạy. Đặc biệt, nếu bị chỉ trích thời điểm này, trẻ sẽ duy trì tâm trạng chán nản, dễ gặp ác mộng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi trẻ đã thừa nhận sai sót. Mỗi hành động trẻ làm đều có lý của chúng. Vậy nên, khi trẻ biết bản thân mắc lỗi, tự rút ra bài học kinh nghiệm thì cha mẹ cũng không cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Việc lớn tiếng dạy dỗ dù con đã biết sai sẽ khiến trẻ cảm thấy tệ hơn nhiều. Trẻ sẽ thui chột ý chí cố gắng. Thậm chí, những lần sau chúng có thể nói dối, phủ nhận lỗi lầm vì chắc rằng dù mình có nhận lỗi thì bố mẹ cũng không tha thứ.
Các nhà khoa học cũng nhận định, trẻ thường xuyên bị trách móc và khen ngợi có cách đối mặt với khó khăn khác nhau. Trong khi những đứa trẻ hay bị trách móc có xu hướng rút lui, né tránh thì đứa trẻ được khen ngợi lại chủ động tìm hướng giải quyết.
Khi bố mẹ nóng giận. Khi bố mẹ đang nóng giận, rất dễ rơi vào trạng thái vừa mở miệng đã muốn mắng người. Trường hợp này, nếu đem chuyện của con cái ra dạy bảo, bố mẹ sẽ dễ dàng làm tổn thương con trẻ, đồng thời phá vỡ hình tượng của bố mẹ trong mắt trẻ.
Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần hạ hỏa, đợi bình tĩnh trở lại hãy chỉ bảo cho con cái điều hơn lẽ thiệt. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi sáng giúp giảm cân. Nguồn: Zingnews.