Điện thoại không chỉ là thiết bị nghe gọi mà còn tích hợp nhiều tiện ích nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vật dụng này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, song có những thời điểm không nên dùng điện thoại, bất chấp sử dụng có thể gây hại sức khỏe. (Ảnh minh họa)Không dùng điện thoại trước khi ngủ. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ là thói quen xấu nhiều người mắc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, người dùng sẽ cuốn theo những nội dung trên điện thoại dẫn đến thức khuya. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, mệt mỏi, kém tập trung, căng thẳng vào sáng hôm sau.Nghiên cứu từng chỉ ra, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại là những bước sóng ngắn, có thể ức chế não bộ, cản trở quá trình sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ. Thiếu hụt melatonin khiến cơ thể khó ngủ, ngủ không sâu, rối loạn giấc ngủ. Tổ chức Thoái hóa Võng mạc của Mỹ cũng nhấn mạnh, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ khiến võng mạc chịu nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực.Tốt nhất, bạn nên đặt điện thoại xa vị trí giường nằm. Đặt chúng cạnh gối, một số thông báo nhóm, tiếng chuông bất chợt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không dùng điện thoại khi ăn. Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa dùng điện thoại. Trước hết, đây là hành động bất lịch sự, khiến người ăn cùng có cảm giác bạn không tập trung dùng bữa. Không chỉ ảnh hưởng hiệu quả giao tiếp, vừa ăn vừa dùng điện thoại còn ảnh hưởng sức khỏe thể chất.Cụ thể, điện thoại sử dụng trong nhiều môi trường nên rất dễ bám bụi và vi khuẩn. Vừa ăn vừa dùng điện thoại tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang thức ăn gây bệnh. Thói quen này cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa.Ăn uống trong lúc xem điện thoại làm mờ nhạt các tín hiệu từ não truyền đến dạ dày, khiến dạ dày không tiết đủ dịch vị và men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa kỹ. Theo thời gian, người dùng có thể đối diện tình trạng rối loạn tiêu hóa.Không sử dụng điện thoại khi pin yếu. Sử dụng điện thoại khi pin yếu ảnh hưởng độ bền thiết bị lẫn sức khỏe người dùng. Nghiên cứu từng chỉ ra, điện thoại pin yếu có lượng bức xạ điện từ tăng gấp 1000 lần so với bình thường. Được biết, bức xạ điện từ có thể ảnh hưởng tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.Đáng lưu ý, vừa sạc vừa dùng điện thoại còn nguy hiểm hơn nhiều. Vừa sạc vừa dùng khiến nhiệt độ điện thoại tăng cao, ảnh hưởng độ bền của pin, dễ gây cháy nổ. Bên cạnh đó, sử dụng dây sạc kém chất lượng có thể gây điện giật.Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến chúng ta có xu hướng ở nhà vệ sinh lâu hơn. Ngồi quá lâu có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng đau.Nhiều trường hợp ngồi lâu đến mức có triệu chứng khó chịu như tê chân. Ngoài ra, phòng tắm ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn, sử dụng điện thoại ở không gian này làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.Việc vừa dùng điện thoại vừa đi bộ, lái xe cũng không được. Nội dung trong điện thoại có thể khiến bạn không tập trung vào xử lý các tình huống trên đường, ảnh hưởng tầm nhìn, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.Cuối cùng, khi làm việc, học tập, chúng ta tốt nhất không nên dùng điện thoại. Những nội dung hấp dẫn trên điện thoại khiến chúng ta không tập trung vào công việc.>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)
Điện thoại không chỉ là thiết bị nghe gọi mà còn tích hợp nhiều tiện ích nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vật dụng này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, song có những thời điểm không nên dùng điện thoại, bất chấp sử dụng có thể gây hại sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Không dùng điện thoại trước khi ngủ. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ là thói quen xấu nhiều người mắc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, người dùng sẽ cuốn theo những nội dung trên điện thoại dẫn đến thức khuya. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, mệt mỏi, kém tập trung, căng thẳng vào sáng hôm sau.
Nghiên cứu từng chỉ ra, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại là những bước sóng ngắn, có thể ức chế não bộ, cản trở quá trình sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ. Thiếu hụt melatonin khiến cơ thể khó ngủ, ngủ không sâu, rối loạn giấc ngủ. Tổ chức Thoái hóa Võng mạc của Mỹ cũng nhấn mạnh, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ khiến võng mạc chịu nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực.
Tốt nhất, bạn nên đặt điện thoại xa vị trí giường nằm. Đặt chúng cạnh gối, một số thông báo nhóm, tiếng chuông bất chợt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không dùng điện thoại khi ăn. Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa dùng điện thoại. Trước hết, đây là hành động bất lịch sự, khiến người ăn cùng có cảm giác bạn không tập trung dùng bữa. Không chỉ ảnh hưởng hiệu quả giao tiếp, vừa ăn vừa dùng điện thoại còn ảnh hưởng sức khỏe thể chất.
Cụ thể, điện thoại sử dụng trong nhiều môi trường nên rất dễ bám bụi và vi khuẩn. Vừa ăn vừa dùng điện thoại tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan sang thức ăn gây bệnh. Thói quen này cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa.
Ăn uống trong lúc xem điện thoại làm mờ nhạt các tín hiệu từ não truyền đến dạ dày, khiến dạ dày không tiết đủ dịch vị và men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa kỹ. Theo thời gian, người dùng có thể đối diện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Không sử dụng điện thoại khi pin yếu. Sử dụng điện thoại khi pin yếu ảnh hưởng độ bền thiết bị lẫn sức khỏe người dùng. Nghiên cứu từng chỉ ra, điện thoại pin yếu có lượng bức xạ điện từ tăng gấp 1000 lần so với bình thường. Được biết, bức xạ điện từ có thể ảnh hưởng tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Đáng lưu ý, vừa sạc vừa dùng điện thoại còn nguy hiểm hơn nhiều. Vừa sạc vừa dùng khiến nhiệt độ điện thoại tăng cao, ảnh hưởng độ bền của pin, dễ gây cháy nổ. Bên cạnh đó, sử dụng dây sạc kém chất lượng có thể gây điện giật.
Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh khiến chúng ta có xu hướng ở nhà vệ sinh lâu hơn. Ngồi quá lâu có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng đau.
Nhiều trường hợp ngồi lâu đến mức có triệu chứng khó chịu như tê chân. Ngoài ra, phòng tắm ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn, sử dụng điện thoại ở không gian này làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc vừa dùng điện thoại vừa đi bộ, lái xe cũng không được. Nội dung trong điện thoại có thể khiến bạn không tập trung vào xử lý các tình huống trên đường, ảnh hưởng tầm nhìn, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Cuối cùng, khi làm việc, học tập, chúng ta tốt nhất không nên dùng điện thoại. Những nội dung hấp dẫn trên điện thoại khiến chúng ta không tập trung vào công việc.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)