Từ khi giá dầu rớt xuống thảm hại, mọi khía cạnh của cuộc sống của người dân Venezuela từ điện nước, thực phẩm kể cả giấy viết đều vô cùng hạn chế và bệnh viện cũng không phải ngoại lệ. Nhưng trên thực tế, không ai có thể tưởng tưởng nội quang cảnh rợn người bên trong các bệnh viện xuống cấp vì sụp đổ kinh tế tại nước này lại thê thảm và đáng sợ không khác gì trại tập trung hay lò hành xác như thế này. Julio Rafael Parucho, một bênh nhân bị mất hẳn nửa hộp sọ trong một tai nạn nghiêm trọng nhưng đã phải đợi đến 1 năm để phẫu thuật chỉ vì thiếu bác sĩ. Vào năm 2015, phóng viên quốc tế đã ghi nhận tình trạng tồi tệ này tại các bệnh viện hoang tàn của nước này đã cướp đi sinh mạng của 17 trẻ em. Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu.Vì không có điện cũng như các loại máy chuyên dụng nên các bác sĩ đã phải tự nghĩ ra giải pháp tình thế. Trong ảnh là hai bệnh nhân mổ chân phải dùng bình nước treo vào dây để đỡ chân. Quang cảnh được ghi nhận tại bệnh viện Puerto la Cruz, một bệnh viện nổi danh nhất tại Venezuela nơi mà tổng thống của nước này khẳng định rằng nước xã hội chủ nghĩa này có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới. Thậm chỉ trước thảm cảnh y tế đang diễn ra tại các bệnh viện hiện nay, vị tổng thống này vẫn khăng khăng Venezuela đang có hệ thống y tế đứng nhì thế giới chỉ sau Cuba.Không có giường, một em bé đã phải ngủ tại khu dành cho trẻ em ung thư giữa đống hộp lổn nhổn và bẩn thỉu. Chỉ trong một ngày, phóng viên đã chứng kiến có tới 7 em bé sơ sinh tử vong vì không có bình oxy, các bác sĩ phải tìm cách bơm oxy vào phổi bằng ...tay.Một em bé bị hen suyễn phải được mẹ bế ngồi cạnh máy thở vì không có giường nằm. Căn phòng chật chội không có một dụng cụ y tế nào khác. Trong bệnh viện, có bênh nhân phải cắt cụt chân nhưng không có máy lọc máu hay khánh sinh, có bệnh nhân bị mổ ruột thừa mà không có dụng cụ mổ, thậm chí một bệnh nhân đã chết chỉ vì ngày đó ngân hàng máu đóng cửa do chính phủ kêu gọi tiết kiệm điện.Thiếu giường nằm, bệnh nhân và người bệnh phải chen chúc nhau cả ở trong phòng lẫn hành lang không có nước, thực phẩm hay thiết bị y tế nào. Quang cảnh không khác gì trại tập trung thời kỳ chiến tranh thế giới.
Từ khi giá dầu rớt xuống thảm hại, mọi khía cạnh của cuộc sống của người dân Venezuela từ điện nước, thực phẩm kể cả giấy viết đều vô cùng hạn chế và bệnh viện cũng không phải ngoại lệ. Nhưng trên thực tế, không ai có thể tưởng tưởng nội quang cảnh rợn người bên trong các bệnh viện xuống cấp vì sụp đổ kinh tế tại nước này lại thê thảm và đáng sợ không khác gì trại tập trung hay lò hành xác như thế này.
Julio Rafael Parucho, một bênh nhân bị mất hẳn nửa hộp sọ trong một tai nạn nghiêm trọng nhưng đã phải đợi đến 1 năm để phẫu thuật chỉ vì thiếu bác sĩ. Vào năm 2015, phóng viên quốc tế đã ghi nhận tình trạng tồi tệ này tại các bệnh viện hoang tàn của nước này đã cướp đi sinh mạng của 17 trẻ em. Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu.
Vì không có điện cũng như các loại máy chuyên dụng nên các bác sĩ đã phải tự nghĩ ra giải pháp tình thế. Trong ảnh là hai bệnh nhân mổ chân phải dùng bình nước treo vào dây để đỡ chân.
Quang cảnh được ghi nhận tại bệnh viện Puerto la Cruz, một bệnh viện nổi danh nhất tại Venezuela nơi mà tổng thống của nước này khẳng định rằng nước xã hội chủ nghĩa này có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới. Thậm chỉ trước thảm cảnh y tế đang diễn ra tại các bệnh viện hiện nay, vị tổng thống này vẫn khăng khăng Venezuela đang có hệ thống y tế đứng nhì thế giới chỉ sau Cuba.
Không có giường, một em bé đã phải ngủ tại khu dành cho trẻ em ung thư giữa đống hộp lổn nhổn và bẩn thỉu. Chỉ trong một ngày, phóng viên đã chứng kiến có tới 7 em bé sơ sinh tử vong vì không có bình oxy, các bác sĩ phải tìm cách bơm oxy vào phổi bằng ...tay.
Một em bé bị hen suyễn phải được mẹ bế ngồi cạnh máy thở vì không có giường nằm. Căn phòng chật chội không có một dụng cụ y tế nào khác. Trong bệnh viện, có bênh nhân phải cắt cụt chân nhưng không có máy lọc máu hay khánh sinh, có bệnh nhân bị mổ ruột thừa mà không có dụng cụ mổ, thậm chí một bệnh nhân đã chết chỉ vì ngày đó ngân hàng máu đóng cửa do chính phủ kêu gọi tiết kiệm điện.
Thiếu giường nằm, bệnh nhân và người bệnh phải chen chúc nhau cả ở trong phòng lẫn hành lang không có nước, thực phẩm hay thiết bị y tế nào. Quang cảnh không khác gì trại tập trung thời kỳ chiến tranh thế giới.