Ở nước ta, hầu hết các gia đình thường xuyên để và bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh, để ăn vào bữa tiếp theo. Tuy nhiên, gần đây dư luận đặc biệt hoang mang trước thông tin ăn cơm nguội hoặc cơm nguội để trong tủ lạnh nhiều ngày, có thể khiến bạn bị ngộ độc và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.Vậy thực hư của việc này như thế nào? Ăn cơm nguội có thực sự gây ung thư như tin đồn?Theo các chuyên gia y tế thực tế, trong cơm có thể chứa các bào tử của Bacillus cereus, một vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.Khi cơm được nấu chín, các bào tử này nếu có trong cơm vẫn có thể sống sót và gây nguy hiểm cho con người. Những bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn rất nhanh chóng khi cơm được để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh vài ngày.Chính về thế cơm nguội càng có nhiều khả năng không an toàn khi ăn do vi khuẩn hoặc nội độc tố.Nếu bạn ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus thì bạn có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 giờ. Triệu chứng tương đối nhẹ và thường kéo dài khoảng 24 giờ.Ngoài ra, trong gạo sống cũng có thể có những độc tố khác như arsenic. Chất này từng được tìm thấy trong gạo và các sản phẩm của gạo với nồng độ rất cao tại Mỹ vào năm 2013.Arsenic có thể khiến cơm nguội gây ung thư cho bạn. Vì thế nếu ăn phải cơm nhiễm chất này thì nguy cơ ung thư của bạn có thể tăng cao hơn người khác.Cũng liên quan tới vấn đề này,ThS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai cho biết thông tin ăn cơm nguội gây ung thư chưa thực sự xác đáng.Ở Việt Nam, thói quen ăn cơm nguội hâm nóng rất phổ biến tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào bị ung thư dạ dày vì ăn cơm nguội hâm nóng.Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: “Cơm nguội hoàn toàn an toàn và không có nguy cơ ung thư hay gây ngộ độc nếu được nấu chín và bảo quản đúng cách trong vòng một ngày sau khi nấu chín.Còn việc cơm nguội gây ngộ độc thì hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn ăn cơm để lâu ngày, bảo quản không đúng cách khiến cơm sinh ra độc tố.
Ở nước ta, hầu hết các gia đình thường xuyên để và bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh, để ăn vào bữa tiếp theo. Tuy nhiên, gần đây dư luận đặc biệt hoang mang trước thông tin ăn cơm nguội hoặc cơm nguội để trong tủ lạnh nhiều ngày, có thể khiến bạn bị ngộ độc và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy thực hư của việc này như thế nào? Ăn cơm nguội có thực sự gây ung thư như tin đồn?
Theo các chuyên gia y tế thực tế, trong cơm có thể chứa các bào tử của Bacillus cereus, một vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Khi cơm được nấu chín, các bào tử này nếu có trong cơm vẫn có thể sống sót và gây nguy hiểm cho con người. Những bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn rất nhanh chóng khi cơm được để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh vài ngày.
Chính về thế cơm nguội càng có nhiều khả năng không an toàn khi ăn do vi khuẩn hoặc nội độc tố.
Nếu bạn ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus thì bạn có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 giờ. Triệu chứng tương đối nhẹ và thường kéo dài khoảng 24 giờ.
Ngoài ra, trong gạo sống cũng có thể có những độc tố khác như arsenic. Chất này từng được tìm thấy trong gạo và các sản phẩm của gạo với nồng độ rất cao tại Mỹ vào năm 2013.
Arsenic có thể khiến cơm nguội gây ung thư cho bạn. Vì thế nếu ăn phải cơm nhiễm chất này thì nguy cơ ung thư của bạn có thể tăng cao hơn người khác.
Cũng liên quan tới vấn đề này,ThS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai cho biết thông tin ăn cơm nguội gây ung thư chưa thực sự xác đáng.
Ở Việt Nam, thói quen ăn cơm nguội hâm nóng rất phổ biến tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào bị ung thư dạ dày vì ăn cơm nguội hâm nóng.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: “Cơm nguội hoàn toàn an toàn và không có nguy cơ ung thư hay gây ngộ độc nếu được nấu chín và bảo quản đúng cách trong vòng một ngày sau khi nấu chín.
Còn việc cơm nguội gây ngộ độc thì hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn ăn cơm để lâu ngày, bảo quản không đúng cách khiến cơm sinh ra độc tố.