Theo Insider, mỗi năm, khoảng 1.000 nhà khoa học làm việc trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. (Nguồn ảnh: Insider)
Vì không có dân bản địa và các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, Nam Cực còn được đặt biệt danh là "lục địa quốc tế".
Các nhà khoa học đến đây để nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như họ nghiên cứu về việc tìm ra các sinh vật mới, dữ liệu liên quan tới lịch sử khí hậu của Trái Đất và các dấu hiệu môi trường đang thay đổi,...
Nhiều người tập trung vào nghiên cứu biến đổi khí hậu vì những thay đổi môi trường trên lục địa này gây ra những tác động toàn cầu.
Năm nay, Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, khoảng 20,7 độ C. Nếu tất cả lớp băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 61 m.
Số khác đến Nam Cực để tìm hiểu về hệ sinh thái của nó.
Khoa học thực địa ở Nam Cực rất tốn kém, vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ mạo hiểm đến lục địa này nếu công việc không thể thực hiện được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Họ phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt ở lục địa xa xôi này.
Dù vậy, các nhà khoa học hiếm khi đơn độc. Họ sống, ngủ, ăn và làm việc cùng nhau trong các cơ sở nghiên cứu nhỏ.
Nhiều người đến đây bằng tàu lớn, được thiết kế có khả năng phá vỡ lớp băng dày.
Một khi ở trên châu lục này, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với những thách thức lớn. Alex Gaffikin, một nhà khí tượng học đã làm việc hai năm rưỡi tại một trạm nghiên cứu của Anh, nói với Reuters rằng mùa đông có nghĩa là bóng tối liên tục. Tuy nhiên, Nam Cực cũng mang đến những phần thưởng. "Tôi yêu Nam Cực vì đây là nơi xa lạ và kỳ diệu", Gaffikin nói.
Với nhiệt độ ở mức đóng băng và gió mạnh, các nhiệm vụ hàng ngày có thể trở nên khó khăn hơn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đồng nghĩa với việc vận chuyển thực phẩm và nguồn cung cấp bị hạn chế.
"Bạn phải sử dụng những gì bạn có trong cửa hàng như đồ đông lạnh, đồ đóng hộp và đồ khô", Alan Sherwood, đầu bếp tại cơ sở Rothera, nói với hãng Reuters. Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học thậm chí săn bắt động vật để làm thức ăn.
Nước cũng là nguồn tài nguyên quý giá trên lục địa này. Mặc dù khoảng 90% băng trên thế giới nằm ở Nam Cực, việc sống tại đây lại giống như trên sa mạc. Cư dân không có nguồn cung cấp nước dồi dào, họ phải làm tan tuyết trong mùa đông. Vào mùa hè, họ sử dụng các đường ống để lấy nước từ những đầm phá nhân tạo.
Đa số các nhà khoa học ở Nam Cực tiếp xúc với tia UV gấp 5 lần giới hạn khuyến nghị.
Nghiên cứu thực địa không chỉ được thực hiện trên đất liền, một số nhà nghiên cứu tập trung vào biển, tảo biển hay động vật không xương sống. Khi không có mặt tại hiện trường, họ dành cả ngày bên trong các trạm nghiên cứu để hiểu rõ hơn một số bí ẩn của Nam Cực.
Trên lục địa này có hàng trăm công nhân để duy trì dịch vụ Internet và điện thoại. Họ tiếp cận những địa điểm xa bằng máy bay trực thăng để đảm bảo tất cả thiết bị hoạt động tốt. Họ cũng hỗ trợ các nhà khoa học, sửa chữa những thiết bị như bếp hay xe trượt tuyết cho các nhiệm vụ thực địa.
Mặc dù công việc nghiên cứu ở Nam Cực đòi hỏi nhiều khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, cuộc sống bên trong căn cứ vẫn tương đối bình thường.
Nhiều nhà nghiên cứu tập luyện để giữ sức khỏe. Họ thậm chí tham gia vào các hoạt động như bỏ phiếu, đón Giáng sinh...
Theo Insider, mỗi năm, khoảng 1.000 nhà khoa học làm việc trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. (Nguồn ảnh: Insider)
Vì không có dân bản địa và các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, Nam Cực còn được đặt biệt danh là "lục địa quốc tế".
Các nhà khoa học đến đây để nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như họ nghiên cứu về việc tìm ra các sinh vật mới, dữ liệu liên quan tới lịch sử khí hậu của Trái Đất và các dấu hiệu môi trường đang thay đổi,...
Nhiều người tập trung vào nghiên cứu biến đổi khí hậu vì những thay đổi môi trường trên lục địa này gây ra những tác động toàn cầu.
Năm nay, Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, khoảng 20,7 độ C. Nếu tất cả lớp băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 61 m.
Số khác đến Nam Cực để tìm hiểu về hệ sinh thái của nó.
Khoa học thực địa ở Nam Cực rất tốn kém, vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ mạo hiểm đến lục địa này nếu công việc không thể thực hiện được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Họ phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt ở lục địa xa xôi này.
Dù vậy, các nhà khoa học hiếm khi đơn độc. Họ sống, ngủ, ăn và làm việc cùng nhau trong các cơ sở nghiên cứu nhỏ.
Nhiều người đến đây bằng tàu lớn, được thiết kế có khả năng phá vỡ lớp băng dày.
Một khi ở trên châu lục này, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với những thách thức lớn. Alex Gaffikin, một nhà khí tượng học đã làm việc hai năm rưỡi tại một trạm nghiên cứu của Anh, nói với Reuters rằng mùa đông có nghĩa là bóng tối liên tục. Tuy nhiên, Nam Cực cũng mang đến những phần thưởng. "Tôi yêu Nam Cực vì đây là nơi xa lạ và kỳ diệu", Gaffikin nói.
Với nhiệt độ ở mức đóng băng và gió mạnh, các nhiệm vụ hàng ngày có thể trở nên khó khăn hơn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đồng nghĩa với việc vận chuyển thực phẩm và nguồn cung cấp bị hạn chế.
"Bạn phải sử dụng những gì bạn có trong cửa hàng như đồ đông lạnh, đồ đóng hộp và đồ khô", Alan Sherwood, đầu bếp tại cơ sở Rothera, nói với hãng Reuters. Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học thậm chí săn bắt động vật để làm thức ăn.
Nước cũng là nguồn tài nguyên quý giá trên lục địa này. Mặc dù khoảng 90% băng trên thế giới nằm ở Nam Cực, việc sống tại đây lại giống như trên sa mạc. Cư dân không có nguồn cung cấp nước dồi dào, họ phải làm tan tuyết trong mùa đông. Vào mùa hè, họ sử dụng các đường ống để lấy nước từ những đầm phá nhân tạo.
Đa số các nhà khoa học ở Nam Cực tiếp xúc với tia UV gấp 5 lần giới hạn khuyến nghị.
Nghiên cứu thực địa không chỉ được thực hiện trên đất liền, một số nhà nghiên cứu tập trung vào biển, tảo biển hay động vật không xương sống. Khi không có mặt tại hiện trường, họ dành cả ngày bên trong các trạm nghiên cứu để hiểu rõ hơn một số bí ẩn của Nam Cực.
Trên lục địa này có hàng trăm công nhân để duy trì dịch vụ Internet và điện thoại. Họ tiếp cận những địa điểm xa bằng máy bay trực thăng để đảm bảo tất cả thiết bị hoạt động tốt. Họ cũng hỗ trợ các nhà khoa học, sửa chữa những thiết bị như bếp hay xe trượt tuyết cho các nhiệm vụ thực địa.
Mặc dù công việc nghiên cứu ở Nam Cực đòi hỏi nhiều khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, cuộc sống bên trong căn cứ vẫn tương đối bình thường.
Nhiều nhà nghiên cứu tập luyện để giữ sức khỏe. Họ thậm chí tham gia vào các hoạt động như bỏ phiếu, đón Giáng sinh...