Giải cảm. Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô (cùng với một số lá xông khác) để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá (có thể cho thêm trứng gà) cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy. Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.Tác dụng của tía tô với bệnh gút. Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.Cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.Ngoài ra khi sử dụng dịch chiết từ lá và cành tía tô hoặc dùng nước sắc lá tía tô uống vừa có tác dụng chống viêm lại có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng.Chăm sóc da. Với nhiều dưỡng chất và vitamin, lá tía tô có thể giúp làm đẹp da. Ngoài ra, với đặc tính kháng viêm, làm se vết loét, lá tía tô còn có tác dụng chăm sóc da bị nổi mụn. Nhỏ vài giọt tinh dầu lá tía tô vào nước súc miệng cũng có thể giúp giảm sưng nướu và trị hơi thở có mùi.Lá tía tô có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, Lá tươi có thể giã lấy nước hoặc chế biến món ăn, lá khô thì dùng để pha trà. Tuy lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Không nên dùng chung lá tía tô với các loại thuốc đặc trị khác vì có thể gây phản ứng thuốc.Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên dùng vì tinh dầu có trong lá tía tô sẽ gia tăng áp lực lên đôi mắt. Người sắp phẫu thuật hoặc hay bị dị ứng cũng nên cẩn thận vì lá tía tô có thể gây tình trạng hôn mê kéo dài hoặc chóng mặt, nôn mửa.
Giải cảm. Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô (cùng với một số lá xông khác) để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá (có thể cho thêm trứng gà) cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy. Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Tác dụng của tía tô với bệnh gút. Do trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gút.
Cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến cho các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Khi sử dụng lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ.
Ngoài ra khi sử dụng dịch chiết từ lá và cành tía tô hoặc dùng nước sắc lá tía tô uống vừa có tác dụng chống viêm lại có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường đào thải acid uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng.
Chăm sóc da. Với nhiều dưỡng chất và vitamin, lá tía tô có thể giúp làm đẹp da. Ngoài ra, với đặc tính kháng viêm, làm se vết loét, lá tía tô còn có tác dụng chăm sóc da bị nổi mụn. Nhỏ vài giọt tinh dầu lá tía tô vào nước súc miệng cũng có thể giúp giảm sưng nướu và trị hơi thở có mùi.
Lá tía tô có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, Lá tươi có thể giã lấy nước hoặc chế biến món ăn, lá khô thì dùng để pha trà. Tuy lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Không nên dùng chung lá tía tô với các loại thuốc đặc trị khác vì có thể gây phản ứng thuốc.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên dùng vì tinh dầu có trong lá tía tô sẽ gia tăng áp lực lên đôi mắt. Người sắp phẫu thuật hoặc hay bị dị ứng cũng nên cẩn thận vì lá tía tô có thể gây tình trạng hôn mê kéo dài hoặc chóng mặt, nôn mửa.