Sợ hãi giúp giảm cân. Trải qua một chút sợ hãi, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo hơn so với việc bạn không sợ điều gì. Điều này bắt nguồn từ việc sợ hãi khiến cơ thể sản sinh adrenaline. Quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo cũng được tăng tốc. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Westminster, London khẳng định, xem những bộ phim kinh dị khiến một người bình thường đốt cháy tới 113 calo – tương đương nửa giờ đi bộ.Tăng cường hệ miễn dịch. Phân tích ở những người xem phim kinh dị, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Coventry nhận thấy, cảm giác sợ hãi khiến các tế bào bạch cầu được kích hoạt. Trong khi đó, bạch cầu là loại tế bào giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật, tự sửa chữa cơ thể.Sợ hãi giúp có thêm động lực. Không chỉ adrenaline, sợ hãi còn khiến cơ thể tiết ra hàng loạt hoạt chất khác, chẳng hạn như serotonin. Serotonin giúp não hoạt động hiệu quả hơn.Bạn có thể nhận thấy điều này khi thử những cung đường mới. Nếu mỗi ngày đều chạy một lộ trình, bạn sẽ nhanh chóng quen với nó. Một hôm, bạn thay đổi địa điểm mới – nơi bạn cảm thấy có chút sợ hãi. Não sẽ được huy động tập trung tối đa, giúp bạn chinh phục thử thách mới.Nỗi sợ ràng buộc bạn với người khác. Khi cảm thấy sợ hãi, oxytocin sẽ được giải phóng. Đây thực chất là một loại hormone giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh. Nguyên nhân của tình trạng bắt nguồn từ việc mỗi cá thể đều có bản năng sinh tồn. Khi gặp nguy hiểm, chúng ta có xu hướng kết hợp với nhau để cùng vượt qua.Sợ hãi giúp tập trung hơn. Khi sợ hãi, ngoài việc tiết adrenaline, tác dụng của sợ hãi là tiết một loại hormone khác là norepinephrine giúp tập trung. Một khi norepinephrine tiết ra, chúng ta sẽ suy nghĩ rành mạch hơn. Đó cũng là lý do tại sao norepinephrine có mặt trong thành phần thuốc chống trầm cảm.Sợ hãi giúp dễ thoát khỏi khó khăn. Khi băng qua một con đường tối, nếu thấy sợ hãi, cơ thể có xu hướng đi nhanh, cố gắng tới đích an toàn càng sớm càng tốt. Đây là ví dụ cho thấy nỗi sợ hãi buộc não phải phản ứng nhanh, tìm ra giải pháp thay vì phân tán tư tưởng, khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm.Nỗi sợ giúp chúng ta thay đổi tích cực. Khi đi khám, nếu bác sĩ thông báo hàm lượng đường trong máu cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ có động lực để thay đổi hơn là khi sức khỏe không có vấn đề gì. Chính nỗi sợ hãi bệnh tật sẽ giúp chúng ta thay đổi tích cực lối sống, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng.Sợ hãi giúp chúng ta làm việc nhiều hơn. Trạng thái tâm lý này còn được biết đến với tên gọi hội chứng Cronos. Khi một người sợ bị thay thế bởi người khác, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực bản thân. Có thể nói, ở mức độ vừa phải, sợ hãi giúp chúng ta không bị sa sút trong cuộc sống riêng tư cũng như công việc.Mời độc giả xem video: Vì sao không nên để quạt thổi trực tiếp vào cơ thể khi ngủ? Nguồn: Zingnews.
Sợ hãi giúp giảm cân. Trải qua một chút sợ hãi, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo hơn so với việc bạn không sợ điều gì. Điều này bắt nguồn từ việc sợ hãi khiến cơ thể sản sinh adrenaline. Quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo cũng được tăng tốc. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Westminster, London khẳng định, xem những bộ phim kinh dị khiến một người bình thường đốt cháy tới 113 calo – tương đương nửa giờ đi bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch. Phân tích ở những người xem phim kinh dị, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Coventry nhận thấy, cảm giác sợ hãi khiến các tế bào bạch cầu được kích hoạt. Trong khi đó, bạch cầu là loại tế bào giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật, tự sửa chữa cơ thể.
Sợ hãi giúp có thêm động lực. Không chỉ adrenaline, sợ hãi còn khiến cơ thể tiết ra hàng loạt hoạt chất khác, chẳng hạn như serotonin. Serotonin giúp não hoạt động hiệu quả hơn.
Bạn có thể nhận thấy điều này khi thử những cung đường mới. Nếu mỗi ngày đều chạy một lộ trình, bạn sẽ nhanh chóng quen với nó. Một hôm, bạn thay đổi địa điểm mới – nơi bạn cảm thấy có chút sợ hãi. Não sẽ được huy động tập trung tối đa, giúp bạn chinh phục thử thách mới.
Nỗi sợ ràng buộc bạn với người khác. Khi cảm thấy sợ hãi, oxytocin sẽ được giải phóng. Đây thực chất là một loại hormone giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh. Nguyên nhân của tình trạng bắt nguồn từ việc mỗi cá thể đều có bản năng sinh tồn. Khi gặp nguy hiểm, chúng ta có xu hướng kết hợp với nhau để cùng vượt qua.
Sợ hãi giúp tập trung hơn. Khi sợ hãi, ngoài việc tiết adrenaline, tác dụng của sợ hãi là tiết một loại hormone khác là norepinephrine giúp tập trung. Một khi norepinephrine tiết ra, chúng ta sẽ suy nghĩ rành mạch hơn. Đó cũng là lý do tại sao norepinephrine có mặt trong thành phần thuốc chống trầm cảm.
Sợ hãi giúp dễ thoát khỏi khó khăn. Khi băng qua một con đường tối, nếu thấy sợ hãi, cơ thể có xu hướng đi nhanh, cố gắng tới đích an toàn càng sớm càng tốt. Đây là ví dụ cho thấy nỗi sợ hãi buộc não phải phản ứng nhanh, tìm ra giải pháp thay vì phân tán tư tưởng, khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nỗi sợ giúp chúng ta thay đổi tích cực. Khi đi khám, nếu bác sĩ thông báo hàm lượng đường trong máu cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ có động lực để thay đổi hơn là khi sức khỏe không có vấn đề gì. Chính nỗi sợ hãi bệnh tật sẽ giúp chúng ta thay đổi tích cực lối sống, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng.
Sợ hãi giúp chúng ta làm việc nhiều hơn. Trạng thái tâm lý này còn được biết đến với tên gọi hội chứng Cronos. Khi một người sợ bị thay thế bởi người khác, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để chứng minh thực lực bản thân. Có thể nói, ở mức độ vừa phải, sợ hãi giúp chúng ta không bị sa sút trong cuộc sống riêng tư cũng như công việc.
Mời độc giả xem video: Vì sao không nên để quạt thổi trực tiếp vào cơ thể khi ngủ? Nguồn: Zingnews.