Miếng dán chống say xe có thể gây ra tác dụng phụ đáng ngại cho sức khỏe như: làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)... Những tác dụng ngược này xảy ra khi người sử dụng lạm dụng miếng dán này.Nhiều người nghĩ rằng để có tác dụng tốt cần dùng 2, 3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống, tuy nhiên đó lại là sai lầm dẫn tới những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Nếu sử dụng nhiều miếng dán cùng một lúc sẽ gây ra tình trạng dùng thuốc quá liều. Lúc này, thuốc sẽ ngấm hết qua da và thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao, nhẹ thì chóng mặt, hoa mắt, ói mửa, nặng thì có thể dẫn tới nguy kịch.Đặc biệt, không được dùng cả miếng dán và uống thuốc chống say xe. Việc sử dụng tùy tiện nhiều loại thuốc này sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối, có thể dẫn đến tai biến, ngộ độc và những biến chứng nguy hiểm khó lường khác.Bên cạnh đó, không được dán ở nơi có vết trầy xước. Không nên cho thuốc dính phải vào thức ăn gây ra tình trạng ngộ độc không mong muốn.Không sử dụng miếng dán say tàu xe cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 8 tuổi. Những người có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn tiền đình… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.Không để miếng dán dính vào đồ ăn, nước uống, khi có cảm giác bất thường cần phải tháo miếng dán ra để phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc. Để có một chuyến hành trình khỏe mạnh, hãy tuân thủ các hướng dẫn khi dùng thuốc như: Khoảng cách giữa 2 lần dán, số lần dán, thời điểm dán. Nên dùng miếng dán trước 4-6 tiếng trước khi xuất hành để thuốc có thời gian thấm qua da và kịp thời có tác dụng đúng lúc.
Miếng dán chống say xe có thể gây ra tác dụng phụ đáng ngại cho sức khỏe như: làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)... Những tác dụng ngược này xảy ra khi người sử dụng lạm dụng miếng dán này.
Nhiều người nghĩ rằng để có tác dụng tốt cần dùng 2, 3 miếng dán hoặc sử dụng cùng lúc với thuốc uống, tuy nhiên đó lại là sai lầm dẫn tới những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Nếu sử dụng nhiều miếng dán cùng một lúc sẽ gây ra tình trạng dùng thuốc quá liều. Lúc này, thuốc sẽ ngấm hết qua da và thẩm thấu vào máu với liều lượng rất cao, nhẹ thì chóng mặt, hoa mắt, ói mửa, nặng thì có thể dẫn tới nguy kịch.
Đặc biệt, không được dùng cả miếng dán và uống thuốc chống say xe. Việc sử dụng tùy tiện nhiều loại thuốc này sẽ khiến thần kinh trung ương và toàn thân bị chi phối, có thể dẫn đến tai biến, ngộ độc và những biến chứng nguy hiểm khó lường khác.
Bên cạnh đó, không được dán ở nơi có vết trầy xước. Không nên cho thuốc dính phải vào thức ăn gây ra tình trạng ngộ độc không mong muốn.
Không sử dụng miếng dán say tàu xe cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 8 tuổi. Những người có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn tiền đình… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Không để miếng dán dính vào đồ ăn, nước uống, khi có cảm giác bất thường cần phải tháo miếng dán ra để phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc. Để có một chuyến hành trình khỏe mạnh, hãy tuân thủ các hướng dẫn khi dùng thuốc như: Khoảng cách giữa 2 lần dán, số lần dán, thời điểm dán. Nên dùng miếng dán trước 4-6 tiếng trước khi xuất hành để thuốc có thời gian thấm qua da và kịp thời có tác dụng đúng lúc.