Là người yêu bếp, cô Vương thường dùng dầu hào để món ăn hấp dẫn hơn. Vậy nhưng, gần đây có người khuyên cô nên hạn chế sử dụng loại gia vị này, bởi chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tiếp cận thông tin như vậy khiến cô Vương hoang mang, không biết có nên sử dụng dầu hào nữa hay không. (Ảnh: 39Healthnetwork, minh họa)Được biết, dầu hào là một loại gia vị, được làm từ nước cốt hàu cô đặc kết hợp với nguyên liệu khác như đường, muối. Dầu hào giàu khoáng chất, nguyên tố vi lượng và hơn 18 loại axit amin nên được ví là loại gia vị “vạn năng”, “vua dinh dưỡng”.Dầu hào bổ dưỡng song nhiều tin đồn cho rằng ăn dầu hào làm tăng nguy cơ ung thư khiến dư luận hoang mang. Thực tế, tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lượng lớn natri glutamat có trong nó.Natri glutamat là “chìa khóa” giúp tăng độ tươi cho thực phẩm. Natri glutamat rất phổ biến, có nhiều trong bột ngọt, đun nóng ở nhiệt độ cao 120°C có thể tạo ra natri pyroglutamate bị cho là có thể gây ung thư.Vậy nhưng, Ủy ban Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm từng tiến hành nghiên cứu suốt 20 năm, xác nhận natri glutamate không gây ung thư. Trái với tin đồn, khi đi vào cơ thể, natri glutamat phân hủy thành các amin thiết yếu, có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Chẳng hạn, người thiếu kẽm có thể bổ sung bằng cách ăn dầu hào.Dầu hào giàu taurine có thể ức chế kết tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào cơ tim giúp hạ lipid máu.Dầu hào không chứa chất gây ung thư như đồn thổi, song mắc sai lầm khi sử dụng có thể khiến chúng biến chất, trở thành chất có hại “đầu độc” sức khỏe.Cụ thể, hầu hết chúng ta thường bảo quản dầu hào ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến một số chất trong dầu hào bị oxy hóa và mất đi, giá trị dinh dưỡng giảm.Mặt khác, dầu hào không được đậy kín hoàn toàn, tiếp xúc với không khí dễ sinh các loại vi khuẩn, nấm có hại như aflatoxin. Chất này khi đi vào cơ thể gây hại dạ dày, thậm chí có thể gây ung thư.Để bảo quản dầu hào đúng cách, bạn nên cho dầu vào tủ lạnh, duy trì nhiệt độ 0-4°C. Sử dụng hết dầu hào sau khi mở nắp càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những tiêu chí sau khi lựa chọn dầu hào:Màu sắc. Dầu hào nguyên chất có màu hơi đỏ. Trong khi đó, dầu bị pha sẽ có màu sẫm hoặc đen. Loại này khó đảm bảo giá trị dinh dưỡng và tác dụng làm tăng độ tươi cho thực phẩm.Hàm lượng nước hàu. Hàm lượng nước hàu trong dầu hào là yếu tố quyết định chất lượng của dầu. Do đó khi mua, bạn nên chú ý thông tin hàm lượng nước hàu. Nước hàu càng nhiều thì chất lượng càng cao.Nguyên liệu. Một số loại dầu hào sẽ chọn thêm chiết xuất nấm đông cô để tạo hương vị "tươi mát". Loại dầu hào này không chỉ có hương vị đậm đà hơn mà còn rất giàu polysacarit từ nấm, có thể cải thiện sức đề kháng, một mũi tên trúng hai đích. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)
Là người yêu bếp, cô Vương thường dùng dầu hào để món ăn hấp dẫn hơn. Vậy nhưng, gần đây có người khuyên cô nên hạn chế sử dụng loại gia vị này, bởi chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tiếp cận thông tin như vậy khiến cô Vương hoang mang, không biết có nên sử dụng dầu hào nữa hay không. (Ảnh: 39Healthnetwork, minh họa)
Được biết, dầu hào là một loại gia vị, được làm từ nước cốt hàu cô đặc kết hợp với nguyên liệu khác như đường, muối. Dầu hào giàu khoáng chất, nguyên tố vi lượng và hơn 18 loại axit amin nên được ví là loại gia vị “vạn năng”, “vua dinh dưỡng”.
Dầu hào bổ dưỡng song nhiều tin đồn cho rằng ăn dầu hào làm tăng nguy cơ ung thư khiến dư luận hoang mang. Thực tế, tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lượng lớn natri glutamat có trong nó.
Natri glutamat là “chìa khóa” giúp tăng độ tươi cho thực phẩm. Natri glutamat rất phổ biến, có nhiều trong bột ngọt, đun nóng ở nhiệt độ cao 120°C có thể tạo ra natri pyroglutamate bị cho là có thể gây ung thư.
Vậy nhưng, Ủy ban Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm từng tiến hành nghiên cứu suốt 20 năm, xác nhận natri glutamate không gây ung thư. Trái với tin đồn, khi đi vào cơ thể, natri glutamat phân hủy thành các amin thiết yếu, có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Chẳng hạn, người thiếu kẽm có thể bổ sung bằng cách ăn dầu hào.
Dầu hào giàu taurine có thể ức chế kết tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào cơ tim giúp hạ lipid máu.
Dầu hào không chứa chất gây ung thư như đồn thổi, song mắc sai lầm khi sử dụng có thể khiến chúng biến chất, trở thành chất có hại “đầu độc” sức khỏe.
Cụ thể, hầu hết chúng ta thường bảo quản dầu hào ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến một số chất trong dầu hào bị oxy hóa và mất đi, giá trị dinh dưỡng giảm.
Mặt khác, dầu hào không được đậy kín hoàn toàn, tiếp xúc với không khí dễ sinh các loại vi khuẩn, nấm có hại như aflatoxin. Chất này khi đi vào cơ thể gây hại dạ dày, thậm chí có thể gây ung thư.
Để bảo quản dầu hào đúng cách, bạn nên cho dầu vào tủ lạnh, duy trì nhiệt độ 0-4°C. Sử dụng hết dầu hào sau khi mở nắp càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những tiêu chí sau khi lựa chọn dầu hào:
Màu sắc. Dầu hào nguyên chất có màu hơi đỏ. Trong khi đó, dầu bị pha sẽ có màu sẫm hoặc đen. Loại này khó đảm bảo giá trị dinh dưỡng và tác dụng làm tăng độ tươi cho thực phẩm.
Hàm lượng nước hàu. Hàm lượng nước hàu trong dầu hào là yếu tố quyết định chất lượng của dầu. Do đó khi mua, bạn nên chú ý thông tin hàm lượng nước hàu. Nước hàu càng nhiều thì chất lượng càng cao.
Nguyên liệu. Một số loại dầu hào sẽ chọn thêm chiết xuất nấm đông cô để tạo hương vị "tươi mát". Loại dầu hào này không chỉ có hương vị đậm đà hơn mà còn rất giàu polysacarit từ nấm, có thể cải thiện sức đề kháng, một mũi tên trúng hai đích.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)