Dùng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn, thuốc đỏ để sát khuẩn, sơ cứu vết thương hở. Đây là một sai lầm nghiêm trọng khi sơ cứu vết thương mà hầu hết mọi người đều mắc.Tại bệnh viện, các bác sĩ thường dùng cồn i-ốt để làm sạch vùng da trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, i-ốt là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn khi da còn nguyên vẹn.Việc dùng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn hay thuốc đỏ để sơ cứu vết thương hở có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình lành vết thương.Bôi kem đánh răng, vôi bột, mỡ trăn lên vết bỏng là cách mà nhiều người vẫn thường thực hiện vì nghĩ rằng những chất đó sẽ làm dịu cảm giác bỏng rát. Tuy nhiên thực tế đây lại là cách sơ cứu vết thương sai lầm.Khi bạn bôi kem đánh, nó có thể bám chặt vào vết bỏng, gây nhiễm trùng và tạo ra một môi trường cho vi khuẩn phát triển. Không những thế, kem đánh răng hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như vết thương bỏng sẽ xâm nhập và gây biến chứng.Còn về mỡ trăn, thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc bôi mỡ trăn ngay khi phát hiện bỏng sẽ có tác dụng tốt. Theo các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị khi vết bỏng, vết thương đã lên da non để da mau lành.Buộc chặt vết thương đang chảy máu để sơ cứu khi bị tai nạn chảy máu cũng sai hoàn toàn.Cách sơ cấp cứu này có thể gây nguy hiểm cho người bị thương. Ga rô vết thương quá chặt có thể làm tổn thương mô, thậm chí làm máu không lưu thông được.Tình trạng trên diễn ra quá dài có thể dẫn tới hoại tử, phải cưa tay hay cưa chân bị thương. Do đó, nếu không có kiến thức đầy đủ và chắc chắn về phương pháp này, bạn tuyệt đối không nên áp dụng.Ngửa đầu ra sau để sơ cứu khi chảy máu cam là cách mà nhiều người thực hiện, và lại sai hoàn toàn.Ngửa cổ ra sau khi chảy máu cam chỉ khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, có thể khiến bạn nôn ói. Hơn nữa, bạn không biết mình chảy máu nhiều hay ít, cũng không thể giúp cầm máu lại được.Rút que, cọc hay dao nhọn khỏi vết thương bị que đâm là phản xạ đầu tiên khi gặp trường hợp này, và đây là cách làm sai lầm.Nếu gặp một người bị thương do đồ vật nhọn đâm vào, bạn không được rút nó ra khỏi người nạn nhân vì có thể sẽ làm vật nhọn đó gây tổn thương nặng hơn hoặc sẽ làm tăng nguy cơ chảy rất nhiều máu.
Dùng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn, thuốc đỏ để sát khuẩn, sơ cứu vết thương hở. Đây là một sai lầm nghiêm trọng khi sơ cứu vết thương mà hầu hết mọi người đều mắc.
Tại bệnh viện, các bác sĩ thường dùng cồn i-ốt để làm sạch vùng da trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, i-ốt là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn khi da còn nguyên vẹn.
Việc dùng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn hay thuốc đỏ để sơ cứu vết thương hở có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình lành vết thương.
Bôi kem đánh răng, vôi bột, mỡ trăn lên vết bỏng là cách mà nhiều người vẫn thường thực hiện vì nghĩ rằng những chất đó sẽ làm dịu cảm giác bỏng rát. Tuy nhiên thực tế đây lại là cách sơ cứu vết thương sai lầm.
Khi bạn bôi kem đánh, nó có thể bám chặt vào vết bỏng, gây nhiễm trùng và tạo ra một môi trường cho vi khuẩn phát triển. Không những thế, kem đánh răng hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như vết thương bỏng sẽ xâm nhập và gây biến chứng.
Còn về mỡ trăn, thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc bôi mỡ trăn ngay khi phát hiện bỏng sẽ có tác dụng tốt. Theo các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị khi vết bỏng, vết thương đã lên da non để da mau lành.
Buộc chặt vết thương đang chảy máu để sơ cứu khi bị tai nạn chảy máu cũng sai hoàn toàn.
Cách sơ cấp cứu này có thể gây nguy hiểm cho người bị thương. Ga rô vết thương quá chặt có thể làm tổn thương mô, thậm chí làm máu không lưu thông được.
Tình trạng trên diễn ra quá dài có thể dẫn tới hoại tử, phải cưa tay hay cưa chân bị thương. Do đó, nếu không có kiến thức đầy đủ và chắc chắn về phương pháp này, bạn tuyệt đối không nên áp dụng.
Ngửa đầu ra sau để sơ cứu khi chảy máu cam là cách mà nhiều người thực hiện, và lại sai hoàn toàn.
Ngửa cổ ra sau khi chảy máu cam chỉ khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, có thể khiến bạn nôn ói. Hơn nữa, bạn không biết mình chảy máu nhiều hay ít, cũng không thể giúp cầm máu lại được.
Rút que, cọc hay dao nhọn khỏi vết thương bị que đâm là phản xạ đầu tiên khi gặp trường hợp này, và đây là cách làm sai lầm.
Nếu gặp một người bị thương do đồ vật nhọn đâm vào, bạn không được rút nó ra khỏi người nạn nhân vì có thể sẽ làm vật nhọn đó gây tổn thương nặng hơn hoặc sẽ làm tăng nguy cơ chảy rất nhiều máu.