Chuyên gia sức khỏe cảnh báo, bệnh nhân mắc chứng tiểu đường ngày càng tăng mạnh. Điều này một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày. Ngay cả những người thường xuyên ăn “ cơm mẹ nấu” cũng nằm trong tình trạng chung.Với bệnh nhân tiểu đường, nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, tàn tật, suy thận.Để tránh mối nguy sức khỏe, cần hết sức chú ý trong chế độ ăn. Nhìn chung, những món ăn tự nấu dưới đây vẫn có thể xuất hiện trong bữa ăn người bệnh nhưng cần kiểm soát tốt, không nên tiêu thụ quá nhiều.Thịt khô. Không ít người nhầm tưởng thịt khô chẳng liên quan tới đường nên an toàn khi ăn. Thực chất, để có được miếng thịt khô thành phẩm, người nấu phải nhờ đến lượng lớn muối, đường cùng các gia vị khác.Món ăn rất hay được chọn để lai rai dịp Tết. Tuy nhiên, cần kiểm soát khẩu phần ăn vào nếu không muốn tình trạng ngày càng tồi tệ.Món ăn giàu tinh bột. Ngoài việc hạn chế đồ ngọt, thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bí đỏ, hạt dẻ... cũng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường làm tăng lượng đường trong máu.Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ khác như ngô, yến mạch, kê hay các loại ngũ cốc.Món ăn với nước sốt đậm đà. Thịt kho tàu, thịt lợn xé phay sốt, thịt kho... bên cạnh việc nêm nhiều muối còn được cho thêm đường để có được hương vị đậm đà đặc trưng. Nếu trong nhà có người bệnh, tốt nhất chỉ nên nêm vừa miệng để đảm bảo sức khỏe.Món ngon từ gạo nếp. Gạo nếp với đặc tính mềm, dẻo được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những món có thành phần gạo nếp như xôi sườn, trân châu... lại chứa hàm lượng pullulan tương đối cao, dễ chuyển hóa thành các loại đường dễ hấp thu hơn. Nếu ăn nhiều, chỉ số đường huyết người bệnh sẽ tăng cao gây nguy hiểm. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Chuyên gia sức khỏe cảnh báo, bệnh nhân mắc chứng tiểu đường ngày càng tăng mạnh. Điều này một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày. Ngay cả những người thường xuyên ăn “ cơm mẹ nấu” cũng nằm trong tình trạng chung.
Với bệnh nhân tiểu đường, nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như mù lòa, tàn tật, suy thận.
Để tránh mối nguy sức khỏe, cần hết sức chú ý trong chế độ ăn. Nhìn chung, những món ăn tự nấu dưới đây vẫn có thể xuất hiện trong bữa ăn người bệnh nhưng cần kiểm soát tốt, không nên tiêu thụ quá nhiều.
Thịt khô. Không ít người nhầm tưởng thịt khô chẳng liên quan tới đường nên an toàn khi ăn. Thực chất, để có được miếng thịt khô thành phẩm, người nấu phải nhờ đến lượng lớn muối, đường cùng các gia vị khác.
Món ăn rất hay được chọn để lai rai dịp Tết. Tuy nhiên, cần kiểm soát khẩu phần ăn vào nếu không muốn tình trạng ngày càng tồi tệ.
Món ăn giàu tinh bột. Ngoài việc hạn chế đồ ngọt, thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bí đỏ, hạt dẻ... cũng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường làm tăng lượng đường trong máu.
Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ khác như ngô, yến mạch, kê hay các loại ngũ cốc.
Món ăn với nước sốt đậm đà. Thịt kho tàu, thịt lợn xé phay sốt, thịt kho... bên cạnh việc nêm nhiều muối còn được cho thêm đường để có được hương vị đậm đà đặc trưng. Nếu trong nhà có người bệnh, tốt nhất chỉ nên nêm vừa miệng để đảm bảo sức khỏe.
Món ngon từ gạo nếp. Gạo nếp với đặc tính mềm, dẻo được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những món có thành phần gạo nếp như xôi sườn, trân châu... lại chứa hàm lượng pullulan tương đối cao, dễ chuyển hóa thành các loại đường dễ hấp thu hơn. Nếu ăn nhiều, chỉ số đường huyết người bệnh sẽ tăng cao gây nguy hiểm. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.