Bác sĩ Chen XiaoYing làm việc tại Khoa Thận, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc (Sơn Tây) cho biết, 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành là nước. Trong khi đó, lượng nước trong cơ thể trẻ nhỏ còn lớn hơn. Nước tham gia tất cả hoạt động sinh lý của mỗi người nên uống nước đúng cách có ý nghĩa quan trọng. Dù vậy, nhiều người vẫn mắc sai lầm khi uống nước gây hại cho sức khỏe.Sai lầm khi uống nước - Đợi khát mới uống. Ngoài việc tiểu tiện, hô hấp, bài tiết mồ hôi, thoát nước qua da cũng khiến lượng nước trong cơ thể hao hụt. Để duy trì trạng thái tốt nhất, bạn nên thường xuyên bổ sung nước trong ngày. Đợi khát mới uống chứng tỏ cơ thể rõ ràng đã thiếu nước. Duy trì tình trạng này lâu ngày có thể khiến độc tố tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa.Nỗ lực uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến nghị người trưởng thành nên nạp 1500-1700ml nước mỗi ngày. Ở đó, bạn có thể chia thành 8 cốc, mỗi cốc 200ml để uống rải rác.Tuy nhiên với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, lời khuyên này không phải luôn đúng. Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Để tốt cho sức khỏe, những người này cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Lạm dụng nước khoáng. Tác dụng lớn nhất của nước với cơ thể là duy trì hoạt động sống bình thường. Chuyên gia sức khỏe tin rằng nước sạch đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất.Các loại nước khoáng, soda, tinh khiết... được quảng cáo thổi phồng tác dụng sức khỏe song thực chất không có nghiên cứu đáng tin cậy nào công nhận chúng tốt cho sức khỏe hơn nước trắng.Uống nhiều nước buổi tối. Uống nhiều nước trước khi ngủ là sai lầm thường gặp khi uống nước, sẽ làm tăng tần suất tiểu đêm, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Một số người chức năng thận kém uống nhiều nước buổi tối còn có thể đối diện tình trạng phù nề vào sáng hôm sau.Mặt khác, sau giấc ngủ dài, quá trình bài tiết nước tiểu, hô hấp, bốc hơi qua da khiến lượng nước trong cơ thể tiêu hao lượng lớn. Lúc này, máu có xu hướng cô đặc, tăng độ nhớt. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên bổ sung nước vào buổi sáng để bù đắp lượng nước mất đi và tăng cường khả năng giải độc.Uống nhiều nước khi khát. Uống nhiều nước khi khát sẽ mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn nhất thời. Thế nhưng, lượng nước này sẽ nhanh chóng tích tụ tại dạ dày, ruột khiến bạn cảm thấy nặng bụng, căng tức ảnh hưởng đến hoạt động cơ hoành.Một lượng lớn nước đột ngột đi vào cơ thể cũng làm tăng gánh nặng cho tim, đe dọa chức năng hoạt động bình thường của tim phổi.Đáng nói, uống quá nhiều nước khi khát còn khiến lượng muối trong cơ thể mất cân bằng. Không ít người đối diện tình trạng đau đường tiêu hóa, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.Uống nước đun đi đun lại nhiều lần. Khi đun đi đun lại nhiều lần, nước chứa lượng lớn nitrit. Chất này đi vào cơ thể sẽ phản ứng với máu tạo thành hemoglobin khiến máu giảm khả năng vận chuyển oxy. Trường hợp nặng, người uống có thể bị ngộ độc.Bình thường, hàm lượng nitrit trong nước không quá cao. Tuy nhiên thói quen uống nước đun nhiều lần sẽ khiến chúng tích tụ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Loài cá uống nước như thế nào. Nguồn: Zingnews.
Bác sĩ Chen XiaoYing làm việc tại Khoa Thận, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc (Sơn Tây) cho biết, 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành là nước. Trong khi đó, lượng nước trong cơ thể trẻ nhỏ còn lớn hơn. Nước tham gia tất cả hoạt động sinh lý của mỗi người nên uống nước đúng cách có ý nghĩa quan trọng. Dù vậy, nhiều người vẫn mắc sai lầm khi uống nước gây hại cho sức khỏe.
Sai lầm khi uống nước - Đợi khát mới uống. Ngoài việc tiểu tiện, hô hấp, bài tiết mồ hôi, thoát nước qua da cũng khiến lượng nước trong cơ thể hao hụt. Để duy trì trạng thái tốt nhất, bạn nên thường xuyên bổ sung nước trong ngày. Đợi khát mới uống chứng tỏ cơ thể rõ ràng đã thiếu nước. Duy trì tình trạng này lâu ngày có thể khiến độc tố tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa.
Nỗ lực uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến nghị người trưởng thành nên nạp 1500-1700ml nước mỗi ngày. Ở đó, bạn có thể chia thành 8 cốc, mỗi cốc 200ml để uống rải rác.
Tuy nhiên với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, lời khuyên này không phải luôn đúng. Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tim. Để tốt cho sức khỏe, những người này cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lạm dụng nước khoáng. Tác dụng lớn nhất của nước với cơ thể là duy trì hoạt động sống bình thường. Chuyên gia sức khỏe tin rằng nước sạch đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất.
Các loại nước khoáng, soda, tinh khiết... được quảng cáo thổi phồng tác dụng sức khỏe song thực chất không có nghiên cứu đáng tin cậy nào công nhận chúng tốt cho sức khỏe hơn nước trắng.
Uống nhiều nước buổi tối. Uống nhiều nước trước khi ngủ là sai lầm thường gặp khi uống nước, sẽ làm tăng tần suất tiểu đêm, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Một số người chức năng thận kém uống nhiều nước buổi tối còn có thể đối diện tình trạng phù nề vào sáng hôm sau.
Mặt khác, sau giấc ngủ dài, quá trình bài tiết nước tiểu, hô hấp, bốc hơi qua da khiến lượng nước trong cơ thể tiêu hao lượng lớn. Lúc này, máu có xu hướng cô đặc, tăng độ nhớt. Chuyên gia sức khỏe khuyên nên bổ sung nước vào buổi sáng để bù đắp lượng nước mất đi và tăng cường khả năng giải độc.
Uống nhiều nước khi khát. Uống nhiều nước khi khát sẽ mang lại cho bạn cảm giác hưng phấn nhất thời. Thế nhưng, lượng nước này sẽ nhanh chóng tích tụ tại dạ dày, ruột khiến bạn cảm thấy nặng bụng, căng tức ảnh hưởng đến hoạt động cơ hoành.
Một lượng lớn nước đột ngột đi vào cơ thể cũng làm tăng gánh nặng cho tim, đe dọa chức năng hoạt động bình thường của tim phổi.
Đáng nói, uống quá nhiều nước khi khát còn khiến lượng muối trong cơ thể mất cân bằng. Không ít người đối diện tình trạng đau đường tiêu hóa, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần. Khi đun đi đun lại nhiều lần, nước chứa lượng lớn nitrit. Chất này đi vào cơ thể sẽ phản ứng với máu tạo thành hemoglobin khiến máu giảm khả năng vận chuyển oxy. Trường hợp nặng, người uống có thể bị ngộ độc.
Bình thường, hàm lượng nitrit trong nước không quá cao. Tuy nhiên thói quen uống nước đun nhiều lần sẽ khiến chúng tích tụ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Loài cá uống nước như thế nào. Nguồn: Zingnews.