Đi giày cao gót trong thời gian dài hoàn toàn có thể tàn phá đôi chân của phụ nữ, từ chèn ép chân trước đến đau gót chân, trong đó chân trước bị chèn ép là tác hại của giày cao gót phổ biến nhất. Các bác sĩ chuyên chữa bệnh về chân khuyên rằng độ chênh lệch chiều cao giữa gót chân và chân trước không nên vượt quá 1cm. Độ chênh lệch này càng lớn thì áp lực lên chân càng lớn. Áp lực mà chân trước phải chịu sẽ gây ra những biến chứng bên ngoài da như chai, sẹo, nặng hơn nữa là gây bầm tím da, gãy rời móng chân, ngắn cơ bắp chân, đau gót chân. Nặng nhất là biến dạng xương ngón chân cái hoặc khiến các ngón chân chồng lên nhau. Biến dạng ngón chân cái là xương ở các khớp nối đầu ngón chân cái bị vẹo đi dẫn đến ngón chân cái quặp vào các ngón chân khác gây sưng đau. Bệnh nhân bị bệnh ở chân do đi giày cao gót cũng có thể bị ngắn cơ bắp chân khiến chân yếu nếu không đi giày cao gót. Điều này thực sự bất tiện khi phải đi chân không hoặc đi giày thấp vì lúc này cơ và gân chân bị kéo giãn hơn phạm vi vận động bình thường. Tuy nhiên, cái giá bí mật mà phụ nữ phải trả khi đi những đôi giày cao gót lại chính là ở phần lưng dưới. Giày cao gót khiến gót chân bị đặt cao hơn ngón chân khiến tư thế người không được thẳng. Điều này làm giảm cân bằng và để lấy lại cân bằng thì phần lưng dưới phải căng lên, lâu dần sẽ gây đau lưng. Tuy không có con số cụ thể nào được khuyến cáo về thời gian đi giày cao để tránh đau lưng vì còn tùy thuộc vào chiều cao gót giày, trọng lượng, mức độ vận động, nên lưu ý áp dụng những điều dưới đây. Khi cần đi bộ nhiều thì nên đi giày thấp. Tránh đi giày mũi nhọn mà nên đi giày mũi tròn hoặc mũi rộng. Nên đi giày đế xuồng thay vì giày gót nhọn, hoặc đi giày cao phần trước để giảm độ chênh lệch trước sau. Mỗi ngày đi giày cao gót đừng quên giãn cơ bắp chân.
Đi giày cao gót trong thời gian dài hoàn toàn có thể tàn phá đôi chân của phụ nữ, từ chèn ép chân trước đến đau gót chân, trong đó chân trước bị chèn ép là tác hại của giày cao gót phổ biến nhất. Các bác sĩ chuyên chữa bệnh về chân khuyên rằng độ chênh lệch chiều cao giữa gót chân và chân trước không nên vượt quá 1cm. Độ chênh lệch này càng lớn thì áp lực lên chân càng lớn.
Áp lực mà chân trước phải chịu sẽ gây ra những biến chứng bên ngoài da như chai, sẹo, nặng hơn nữa là gây bầm tím da, gãy rời móng chân, ngắn cơ bắp chân, đau gót chân. Nặng nhất là biến dạng xương ngón chân cái hoặc khiến các ngón chân chồng lên nhau.
Biến dạng ngón chân cái là xương ở các khớp nối đầu ngón chân cái bị vẹo đi dẫn đến ngón chân cái quặp vào các ngón chân khác gây sưng đau.
Bệnh nhân bị bệnh ở chân do đi giày cao gót cũng có thể bị ngắn cơ bắp chân khiến chân yếu nếu không đi giày cao gót. Điều này thực sự bất tiện khi phải đi chân không hoặc đi giày thấp vì lúc này cơ và gân chân bị kéo giãn hơn phạm vi vận động bình thường.
Tuy nhiên, cái giá bí mật mà phụ nữ phải trả khi đi những đôi giày cao gót lại chính là ở phần lưng dưới. Giày cao gót khiến gót chân bị đặt cao hơn ngón chân khiến tư thế người không được thẳng. Điều này làm giảm cân bằng và để lấy lại cân bằng thì phần lưng dưới phải căng lên, lâu dần sẽ gây đau lưng.
Tuy không có con số cụ thể nào được khuyến cáo về thời gian đi giày cao để tránh đau lưng vì còn tùy thuộc vào chiều cao gót giày, trọng lượng, mức độ vận động, nên lưu ý áp dụng những điều dưới đây.
Khi cần đi bộ nhiều thì nên đi giày thấp. Tránh đi giày mũi nhọn mà nên đi giày mũi tròn hoặc mũi rộng. Nên đi giày đế xuồng thay vì giày gót nhọn, hoặc đi giày cao phần trước để giảm độ chênh lệch trước sau. Mỗi ngày đi giày cao gót đừng quên giãn cơ bắp chân.