Thôn Lũng Vị, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có 1.800 người thì đến gần nửa dân số phải dùng chung 1 giếng nước độ sâu chưa tới 10 mét, với thứ nước vàng sậm nổi đầy váng.Chỉ với bài xét nghiệm dân gian cũng cho thấy nguồn nước sinh hoạt ở đây ô nhiễm thế nào. Nước từ giếng khơi đun lên không qua xử lý đem pha chè xanh, nước chè có màu đỏ tím chứ không phải màu vàng chanh vốn có.Theo bản phân tích năm 2014 của Trung tâm nước sạch và môi trường, hàm lượng nhiều chất không an toàn trong nước ở Lũng Vị cao gấp 3-5 lần mức cho phép. Cũng theo bảng thống kê của UBND xã Đông Phương, trong 10 năm qua có 45 người dân trong làng tử vong vì ung thư. Riêng năm 2014 có 8 trường hợp tử vong do ung thư.Còn với các làng nghề, người dân hầu như không tuân thủ bất cứ nguyên tắc bảo vệ môi trường nào. Tại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh, lò nấu tái chế nhôm nằm ngay bên cạnh nhà. Khói từ lò nấu không qua bất kỳ khâu xử lý nào, xả thẳng ra môi trường khiến không khi lúc nào tại đây cũng đặc quánh và có mùi rất khó chịu.Tất cả nguồn nước thải trong quá trình sản xuất được xả thẳng ra hồ ao cùng mương dẫn nước của làng.Các bãi thải bao quanh khu dân cư, khiến môi trường tại đây ô nhiễm trầm trọng.Môi trường sống của phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng trong hoàn cảnh tương tự. Nước thải sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân xả thẳng ra hệ thống ao chạy dọc trong khu dân cư. Vào những ngày thời tiết ẩm thấp, chỉ cần quơ tay cũng bắt được muỗi.Với mặt hàng thực phẩm rau xanh, người tiêu dùng cũng không thể phân biệt được những cây rau mơn mởn kia đâu là rau sạch không có thuốc trừ sâu, không có dư chất tăng trưởng thực vật.Để tăng năng suất thu hoạch cây trồng, không biết có đến bao nhiêu loại hóa chất được áp dụng dưới mọi hình thức.Thậm chí để đảm bảo mẫu mã thực phẩm, nhiều hộ dân vẫn dùng thuốc trừ sâu sát với ngày thu hoạch để đưa ra thị trường.Trong chăn nuôi cũng tương tự. Hàng loạt các hoạt chất dùng để tăng trọng, tạo nạc cho gia súc giúp rút ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả cao bất chấp sức khỏe mà đặc biệt ở đây là bệnh ung thư của người tiêu dùng.Vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc tại các cơ sở tư nhân luôn bị coi nhẹ.Gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều đại lý hải sản dùng oxy già để tẩy trắng mực ôi thối đưa ra thị trường. Người nông dân và các nhà sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận trước mắt đã bất chấp tới sức khỏe cộng đồng. Người tiêu dùng thiếu kiến thức phân biệt về thực phẩm sạch, với quan niệm: "Khuất mắt trông coi" hay "Ăn cũng chết không ăn cũng chết".Trước đây chỉ có Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai mới có khoa điều trị ung thư. Song đến nay, hầu hết các bệnh viện đều có khoa ung thư. Ngay cả các bệnh viện tuyến tỉnh cũng phải mở mới các khoa ung thư để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Thôn Lũng Vị, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có 1.800 người thì đến gần nửa dân số phải dùng chung 1 giếng nước độ sâu chưa tới 10 mét, với thứ nước vàng sậm nổi đầy váng.
Chỉ với bài xét nghiệm dân gian cũng cho thấy nguồn nước sinh hoạt ở đây ô nhiễm thế nào. Nước từ giếng khơi đun lên không qua xử lý đem pha chè xanh, nước chè có màu đỏ tím chứ không phải màu vàng chanh vốn có.
Theo bản phân tích năm 2014 của Trung tâm nước sạch và môi trường, hàm lượng nhiều chất không an toàn trong nước ở Lũng Vị cao gấp 3-5 lần mức cho phép. Cũng theo bảng thống kê của UBND xã Đông Phương, trong 10 năm qua có 45 người dân trong làng tử vong vì ung thư. Riêng năm 2014 có 8 trường hợp tử vong do ung thư.
Còn với các làng nghề, người dân hầu như không tuân thủ bất cứ nguyên tắc bảo vệ môi trường nào. Tại Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh, lò nấu tái chế nhôm nằm ngay bên cạnh nhà. Khói từ lò nấu không qua bất kỳ khâu xử lý nào, xả thẳng ra môi trường khiến không khi lúc nào tại đây cũng đặc quánh và có mùi rất khó chịu.
Tất cả nguồn nước thải trong quá trình sản xuất được xả thẳng ra hồ ao cùng mương dẫn nước của làng.
Các bãi thải bao quanh khu dân cư, khiến môi trường tại đây ô nhiễm trầm trọng.
Môi trường sống của phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng trong hoàn cảnh tương tự. Nước thải sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân xả thẳng ra hệ thống ao chạy dọc trong khu dân cư. Vào những ngày thời tiết ẩm thấp, chỉ cần quơ tay cũng bắt được muỗi.
Với mặt hàng thực phẩm rau xanh, người tiêu dùng cũng không thể phân biệt được những cây rau mơn mởn kia đâu là rau sạch không có thuốc trừ sâu, không có dư chất tăng trưởng thực vật.
Để tăng năng suất thu hoạch cây trồng, không biết có đến bao nhiêu loại hóa chất được áp dụng dưới mọi hình thức.
Thậm chí để đảm bảo mẫu mã thực phẩm, nhiều hộ dân vẫn dùng thuốc trừ sâu sát với ngày thu hoạch để đưa ra thị trường.
Trong chăn nuôi cũng tương tự. Hàng loạt các hoạt chất dùng để tăng trọng, tạo nạc cho gia súc giúp rút ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả cao bất chấp sức khỏe mà đặc biệt ở đây là bệnh ung thư của người tiêu dùng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc tại các cơ sở tư nhân luôn bị coi nhẹ.
Gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều đại lý hải sản dùng oxy già để tẩy trắng mực ôi thối đưa ra thị trường. Người nông dân và các nhà sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận trước mắt đã bất chấp tới sức khỏe cộng đồng. Người tiêu dùng thiếu kiến thức phân biệt về thực phẩm sạch, với quan niệm: "Khuất mắt trông coi" hay "Ăn cũng chết không ăn cũng chết".
Trước đây chỉ có Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai mới có khoa điều trị ung thư. Song đến nay, hầu hết các bệnh viện đều có khoa ung thư. Ngay cả các bệnh viện tuyến tỉnh cũng phải mở mới các khoa ung thư để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.