Mua quần áo mới ưng ý, nhiều người không ngần ngại mặc ngay. Vậy nhưng, ẩn sau vẻ ngoài tinh tươm có thể là cả tá vi khuẩn, hóa chất. Nếu không đem giặt sạch, chúng có thể là nguyên nhân gây viêm da, ngứa da. Ảnh minh họa.Thực tế, sản phẩm may mặc trên thị trường rất phong phú song không phải nhà sản xuất nào cũng thực hiện nguyên tắc an toàn cho người sử dụng. Xưởng may có thể sử dụng chất formaldehyde trong quá trình xử lý chống nhăn cho vải, ngăn ngừa ẩm mốc.Formaldehyde có tính chất dễ bay hơi, có thể hòa tan trong nước. Do vậy, quần áo mới mua nên giặt sạch, phơi nắng để giảm dần lượng hóa chất tồn dư, không gây hại sức khỏe.Quần áo mới mua không giặt, ngoài nguy cơ “tẩm” hóa chất lên người, bạn còn có thể tiếp xúc với lượng thuốc nhuộm còn sót lại. Đây là những hóa chất tổng hợp, có thể gây dị ứng cho người mặc.Đặc biệt, một bộ quần áo từ khâu cắt đến khi thành hình sẽ có nhiều công đoạn. Khi chưa được đóng gói, vải may có thể được đặt trong nhà kho đầy bụi, côn trùng bò qua.Chưa kể, sản phẩm khi được bày bán sẽ có rất nhiều người thử. Quá trình này khiến quần áo bám dính mồ hôi, vi khuẩn của họ.Trong thí nghiệm của mình, Philip Tierno – giáo sư vi sinh vật học đến từ Đại học New York (Mỹ) từng thử nghiệm trên nhiều loại quần áo được lấy ở các cửa hàng thời trang từ bình dân cho đến cao cấp. Kết quả là, ông phát hiện ra nhiều loại virus, vi khuẩn tồn tại trên món đồ vừa mới mua về như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn mửa, viêm dạ dày), liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và cả vi khuẩn trong phân người.Giáo sư khẳng định nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh từ việc không giặt mà mặc luôn đồ mới mua là khá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt, khi bạn dùng tay chạm vào quần áo rồi đưa lên mắt, mũi, miệng và những vết thương hở.Để không tự “tẩm” hóa chất lên người, bạn nên làm sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Dù vậy, bạn tránh dùng bột giặt ngay, nên ngâm quần áo với giấm hoặc một ít muối trong 30 phút rồi vò nhằm hạn chế việc ra màu, giữ màu trang phục. Ảnh minh họa. Mời độc giả xem thêm video: Triệt phá kho hàng gần 30 tấn quần áo đã qua sử dụng. Nguồn video: VTV1
Mua quần áo mới ưng ý, nhiều người không ngần ngại mặc ngay. Vậy nhưng, ẩn sau vẻ ngoài tinh tươm có thể là cả tá vi khuẩn, hóa chất. Nếu không đem giặt sạch, chúng có thể là nguyên nhân gây viêm da, ngứa da. Ảnh minh họa.
Thực tế, sản phẩm may mặc trên thị trường rất phong phú song không phải nhà sản xuất nào cũng thực hiện nguyên tắc an toàn cho người sử dụng. Xưởng may có thể sử dụng chất formaldehyde trong quá trình xử lý chống nhăn cho vải, ngăn ngừa ẩm mốc.
Formaldehyde có tính chất dễ bay hơi, có thể hòa tan trong nước. Do vậy, quần áo mới mua nên giặt sạch, phơi nắng để giảm dần lượng hóa chất tồn dư, không gây hại sức khỏe.
Quần áo mới mua không giặt, ngoài nguy cơ “tẩm” hóa chất lên người, bạn còn có thể tiếp xúc với lượng thuốc nhuộm còn sót lại. Đây là những hóa chất tổng hợp, có thể gây dị ứng cho người mặc.
Đặc biệt, một bộ quần áo từ khâu cắt đến khi thành hình sẽ có nhiều công đoạn. Khi chưa được đóng gói, vải may có thể được đặt trong nhà kho đầy bụi, côn trùng bò qua.
Chưa kể, sản phẩm khi được bày bán sẽ có rất nhiều người thử. Quá trình này khiến quần áo bám dính mồ hôi, vi khuẩn của họ.
Trong thí nghiệm của mình, Philip Tierno – giáo sư vi sinh vật học đến từ Đại học New York (Mỹ) từng thử nghiệm trên nhiều loại quần áo được lấy ở các cửa hàng thời trang từ bình dân cho đến cao cấp. Kết quả là, ông phát hiện ra nhiều loại virus, vi khuẩn tồn tại trên món đồ vừa mới mua về như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn mửa, viêm dạ dày), liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và cả vi khuẩn trong phân người.
Giáo sư khẳng định nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh từ việc không giặt mà mặc luôn đồ mới mua là khá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt, khi bạn dùng tay chạm vào quần áo rồi đưa lên mắt, mũi, miệng và những vết thương hở.
Để không tự “tẩm” hóa chất lên người, bạn nên làm sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Dù vậy, bạn tránh dùng bột giặt ngay, nên ngâm quần áo với giấm hoặc một ít muối trong 30 phút rồi vò nhằm hạn chế việc ra màu, giữ màu trang phục. Ảnh minh họa.
Mời độc giả xem thêm video: Triệt phá kho hàng gần 30 tấn quần áo đã qua sử dụng. Nguồn video: VTV1