Gần đây, thông tin Tổng cục Môi trường quan trắc phát hiện có thủy ngân trong không khí Hà Nội dấy lên mối nghi ngại về khả năng người dân có thể hít phải thủy ngân trong không khí. Tuy thông tin chưa thể xác định không khí toàn bộ thành phố Hà Nội đều có thủy ngân nhưng người dân vẫn cần có biện pháp phòng tránh vì nhiễm độc thủy ngân có thể tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Đeo khẩu trang hoạt tính để phòng ngừa nguy cơ thủy ngân trong không khí xâm nhập vào đường hô hấp là điều đầu tiên bạn nên làm. Nếu hít phải khí có chứa thủy ngân, chất độc này sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp vào máu đến các bộ phận trong cơ thể. Ăn 2-5 tép tỏi tươi mỗi ngày. Tỏi là một loại kháng sinh được đánh giá cao trong việc giải độc kim loại nặng trong cơ thể người, đặc biệt là trẻ em.Rau mùi cũng là thảo dược tuyệt vời giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể. Bạn có thể uống nước ép rau mùi hàng ngày hoặc thêm loại rau này vào các món salad hoặc làm rau sống ăn kèm.Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, thành phần pectin trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi giúp giải độc kim loại nặng bao gồm cả thủy ngân trong cơ thể.Mọc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo cũng chứa nhiều pectin giúp đào thải các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa, làm sạch ruột và dạ dày.Ăn nhiều rau xanh cũng là cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Các loại rau này chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ giúp đào thải kim loại nặng tích tụ trong ruột. Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn những loại rau được gieo trồng theo phương pháp hữu cơ để phòng ngừa các nguy cơ khác.Cà rốt có tác dụng giải độc thủy ngân vì có hàm lượng cao chất kết dính, có thể kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu một cách hiệu quả. Tảo bẹ chứa chất alginate có thể chuyển hóa thành chất keo trong ruột giúp đào thải các chất độc hại. Nó ngăn chặn cơ thể hấp thụ các kim loại nặng bao gồm thủy ngân, chì, chất phóng xạ.
Gần đây, thông tin Tổng cục Môi trường quan trắc phát hiện có thủy ngân trong không khí Hà Nội dấy lên mối nghi ngại về khả năng người dân có thể hít phải thủy ngân trong không khí. Tuy thông tin chưa thể xác định không khí toàn bộ thành phố Hà Nội đều có thủy ngân nhưng người dân vẫn cần có biện pháp phòng tránh vì nhiễm độc thủy ngân có thể tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đeo khẩu trang hoạt tính để phòng ngừa nguy cơ thủy ngân trong không khí xâm nhập vào đường hô hấp là điều đầu tiên bạn nên làm. Nếu hít phải khí có chứa thủy ngân, chất độc này sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp vào máu đến các bộ phận trong cơ thể.
Ăn 2-5 tép tỏi tươi mỗi ngày. Tỏi là một loại kháng sinh được đánh giá cao trong việc giải độc kim loại nặng trong cơ thể người, đặc biệt là trẻ em.
Rau mùi cũng là thảo dược tuyệt vời giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể. Bạn có thể uống nước ép rau mùi hàng ngày hoặc thêm loại rau này vào các món salad hoặc làm rau sống ăn kèm.
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, thành phần pectin trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi giúp giải độc kim loại nặng bao gồm cả thủy ngân trong cơ thể.
Mọc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo cũng chứa nhiều pectin giúp đào thải các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa, làm sạch ruột và dạ dày.
Ăn nhiều rau xanh cũng là cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Các loại rau này chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ giúp đào thải kim loại nặng tích tụ trong ruột. Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn những loại rau được gieo trồng theo phương pháp hữu cơ để phòng ngừa các nguy cơ khác.
Cà rốt có tác dụng giải độc thủy ngân vì có hàm lượng cao chất kết dính, có thể kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu một cách hiệu quả.
Tảo bẹ chứa chất alginate có thể chuyển hóa thành chất keo trong ruột giúp đào thải các chất độc hại. Nó ngăn chặn cơ thể hấp thụ các kim loại nặng bao gồm thủy ngân, chì, chất phóng xạ.