Ngày 14/11, Trường mầm non Xuân Nộn (Hà Nội) tổ chức liên hoan theo hình thức ăn tự chọn khiến 223 trẻ mầm non và ba giáo viên bị ngộ độc thực phẩm. Một ngày sau buổi liên hoan, cùng lúc nhiều học sinh có các biểu hiện: sốt cao, nôn trớ, đi ngoài... Sau khi sự việc xảy ra, các học sinh đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long. Ảnh: ANTĐ.Kết quả xét nghiệm 13 mẫu thức ăn trưa 14/11 tại trường cho thấy, có một mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella. Loại bánh ngọt này do Công ty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát (ở Phố Và, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh) cung cấp. Ảnh: Phụ Nữ VN.Tối 28/10, Bệnh viện quận Tân Phú (TP.HCM), cho biết có ít nhất 40 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì chà bông tại một nhà thờ ở P.Tân Quý, Q.Tân Phú. Trong số 40 người nhập viện cấp cứu có 38 trẻ em, 2 người lớn.Sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh viện đã chuyển 8 bé qua các bệnh viện tiếp tục điều trị gồm Nhi Đồng 1 năm bé, Nhi Đồng 2 một bé và Nhi Đồng TP hai bé.Trước đó, khoảng 11h cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bé (độ tuổi từ 7 đến 12) nhập viện trong tình trạng đau bụng, ói, tiêu chảy.Qua khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhi bị ngộ độc, bác sĩ Sinh cho biết sáng cùng ngày, các bé có tham gia một lễ thiếu nhi ở một nhà thờ trên địa bàn Q.Tân Phú. Đơn vị tổ chức có đặt 300 phần bánh mì cho khách. Trong quá trình sinh hoạt tại đây, các bé có ăn bánh mì chà bông và bị ngộ độc. Ảnh: Zing.Cũng trong ngày 28/10, Trung tâm y tế huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết đơn vị đã tiếp nhận 42 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và đi ngoài nghi do ngộ độc các món ăn từ thịt trâu. Trước đó, trưa 26/10 tại bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên có một gia đình dựng nhà mới và mổ trâu để liên hoan. Ảnh minh họa.Ngày 5/10, có tới 352 học sinh của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình) đã phải nhập viện sau bữa trưa. Kết quả xét nghiệm cho thấy 352 học sinh ngộ độc do ăn món ruốc gà có nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Ảnh: Zing.Sau khi ăn trưa, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sốt cao. Bữa trưa có 953 trẻ ăn tại trường, khẩu phần gồm: Cơm, tôm rán, ruốc gà và canh xương cà chua. Ảnh: Zing.Ngày 3/10, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết khoảng 7h, trường Tiểu học bán trú Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tổ chức cho 279 học sinh ăn sáng tại bếp của trường. Bữa ăn gồm có xôi và thịt băm. Sau bữa sáng, 150 em học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện điều trị. Ảnh: Zing.Sáng 22/7, gần 100 người bỗng nhiên xuất hiện biểu hiện lạ và phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn cỗ cưới tại gia đình ông Phan Hữu Th. (trú tại thôn An Lại, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt người bị ngộ độc sau khi ăn cỗ cưới được xác định nghi do vi khuẩn từ món giò bì gây nên. Ảnh: giadinh.net.vn.Ngày 8/5, bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) đã tiếp nhận 191 trường hợp cấp cứu do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ cưới tại bản Nà Mện, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã. Ảnh: giadinh.net.vn.Qua thăm khám, bệnh viện đã kê đơn thuốc và cho 45 người ra viện, còn 146 bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại bệnh viện sau đó, trong số này có 21 ca là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Những người nhập viện cho biết, trong cỗ cưới có các món ăn chủ yếu là thịt bò và thịt lợn được chế biến làm món luộc và nướng; rượu trắng; cơm nếp. Ảnh: giadinh.net.vn.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Ngày 14/11, Trường mầm non Xuân Nộn (Hà Nội) tổ chức liên hoan theo hình thức ăn tự chọn khiến 223 trẻ mầm non và ba giáo viên bị ngộ độc thực phẩm. Một ngày sau buổi liên hoan, cùng lúc nhiều học sinh có các biểu hiện: sốt cao, nôn trớ, đi ngoài... Sau khi sự việc xảy ra, các học sinh đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long. Ảnh: ANTĐ.
Kết quả xét nghiệm 13 mẫu thức ăn trưa 14/11 tại trường cho thấy, có một mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella. Loại bánh ngọt này do Công ty CP sản xuất và thương mại Nguyên Cát (ở Phố Và, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh) cung cấp. Ảnh: Phụ Nữ VN.
Tối 28/10, Bệnh viện quận Tân Phú (TP.HCM), cho biết có ít nhất 40 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì chà bông tại một nhà thờ ở P.Tân Quý, Q.Tân Phú. Trong số 40 người nhập viện cấp cứu có 38 trẻ em, 2 người lớn.
Sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh viện đã chuyển 8 bé qua các bệnh viện tiếp tục điều trị gồm Nhi Đồng 1 năm bé, Nhi Đồng 2 một bé và Nhi Đồng TP hai bé.
Trước đó, khoảng 11h cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bé (độ tuổi từ 7 đến 12) nhập viện trong tình trạng đau bụng, ói, tiêu chảy.
Qua khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhi bị ngộ độc, bác sĩ Sinh cho biết sáng cùng ngày, các bé có tham gia một lễ thiếu nhi ở một nhà thờ trên địa bàn Q.Tân Phú. Đơn vị tổ chức có đặt 300 phần bánh mì cho khách. Trong quá trình sinh hoạt tại đây, các bé có ăn bánh mì chà bông và bị ngộ độc. Ảnh: Zing.
Cũng trong ngày 28/10, Trung tâm y tế huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết đơn vị đã tiếp nhận 42 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và đi ngoài nghi do ngộ độc các món ăn từ thịt trâu. Trước đó, trưa 26/10 tại bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên có một gia đình dựng nhà mới và mổ trâu để liên hoan. Ảnh minh họa.
Ngày 5/10, có tới 352 học sinh của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình) đã phải nhập viện sau bữa trưa. Kết quả xét nghiệm cho thấy 352 học sinh ngộ độc do ăn món ruốc gà có nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Ảnh: Zing.
Sau khi ăn trưa, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, sốt cao. Bữa trưa có 953 trẻ ăn tại trường, khẩu phần gồm: Cơm, tôm rán, ruốc gà và canh xương cà chua. Ảnh: Zing.
Ngày 3/10, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết khoảng 7h, trường Tiểu học bán trú Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tổ chức cho 279 học sinh ăn sáng tại bếp của trường. Bữa ăn gồm có xôi và thịt băm. Sau bữa sáng, 150 em học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện điều trị. Ảnh: Zing.
Sáng 22/7, gần 100 người bỗng nhiên xuất hiện biểu hiện lạ và phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn cỗ cưới tại gia đình ông Phan Hữu Th. (trú tại thôn An Lại, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt người bị ngộ độc sau khi ăn cỗ cưới được xác định nghi do vi khuẩn từ món giò bì gây nên. Ảnh: giadinh.net.vn.
Ngày 8/5, bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) đã tiếp nhận 191 trường hợp cấp cứu do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ cưới tại bản Nà Mện, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã. Ảnh: giadinh.net.vn.
Qua thăm khám, bệnh viện đã kê đơn thuốc và cho 45 người ra viện, còn 146 bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại bệnh viện sau đó, trong số này có 21 ca là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Những người nhập viện cho biết, trong cỗ cưới có các món ăn chủ yếu là thịt bò và thịt lợn được chế biến làm món luộc và nướng; rượu trắng; cơm nếp. Ảnh: giadinh.net.vn.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.