Thường xuyên tỉnh giấc ban đêm: Các chuyên gia của Đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết, việc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm gây ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, gây ra những suy nghĩ tiêu cực, dễ nổi cáu, tức giận.Khi giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể bạn không có thời gian để tiếp nhận thông tin phát triển. Những người thức giấc giữa đêm có thời gian ngủ sâu ngắn và bước sóng chậm.Giấc ngủ bị gián đoạn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của tâm trạng tích cực. Nó không chỉ làm giảm năng lượng, giảm nhạy bén mà còn giảm sự cảm thông và thân thiện.Ảnh hưởng của việc gián đoạn giấc ngủ có thể tích lũy và gây nên những tác động tiêu cực nghiêm trọng nếu kéo dài.Trong khi đó, ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có liên quan đến nguy cơ gia tăng đáng kể các vấn đề về tim mạch bao gồm động mạch cứng, đau tim, đột quỵ, suy tim,...Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho rằng mọi người nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian tối ưu cho hiệu suất nhận thức, an toàn và sức khỏe của não, và giảm nguy cơ ung thư cũng như tử vong.Nếu không ngủ đủ giấc, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 11% do bệnh mạch vành hoặc đột quỵ tại một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian 10 năm sau đó.Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm hoặc thức dậy thường xuyên có khoảng 27% nguy cơ xơ vữa động mạch, làm cứng các động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc thu hẹp và góp phần gây suy tim, đột quỵ hoặc phình động mạch.Thậm chí ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có thể tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch. Nó khiến tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, có thể so sánh với tác hại của việc hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, bạn cũng đừng nghĩ rằng ngủ càng nhiều càng tốt. Thực tế, ngủ trên 9 tiếng chỉ làm cho chất lượng giấc ngủ tồi tệ hơn. TS. Najib Ayas, Đại học British Columbia (Canada), cho biết ngủ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, tiểu đường, tăng cân, béo phì.Ngủ quá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Thường xuyên ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong lên 34%.Các vấn đề khác mà bạn phải đối mặt còn là chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ. Giấc ngủ dài ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bộ não. Hơn nữa, nếu bạn thường thức giấc vào ban đêm, bạn có thể sẽ không có giấc ngủ đủ giấc. Điều này ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng tập trung và ghi nhớ của não.
Thường xuyên tỉnh giấc ban đêm: Các chuyên gia của Đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết, việc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm gây ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, gây ra những suy nghĩ tiêu cực, dễ nổi cáu, tức giận.
Khi giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể bạn không có thời gian để tiếp nhận thông tin phát triển. Những người thức giấc giữa đêm có thời gian ngủ sâu ngắn và bước sóng chậm.
Giấc ngủ bị gián đoạn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của tâm trạng tích cực. Nó không chỉ làm giảm năng lượng, giảm nhạy bén mà còn giảm sự cảm thông và thân thiện.
Ảnh hưởng của việc gián đoạn giấc ngủ có thể tích lũy và gây nên những tác động tiêu cực nghiêm trọng nếu kéo dài.
Trong khi đó, ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có liên quan đến nguy cơ gia tăng đáng kể các vấn đề về tim mạch bao gồm động mạch cứng, đau tim, đột quỵ, suy tim,...
Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ cho rằng mọi người nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian tối ưu cho hiệu suất nhận thức, an toàn và sức khỏe của não, và giảm nguy cơ ung thư cũng như tử vong.
Nếu không ngủ đủ giấc, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 11% do bệnh mạch vành hoặc đột quỵ tại một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian 10 năm sau đó.
Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm hoặc thức dậy thường xuyên có khoảng 27% nguy cơ xơ vữa động mạch, làm cứng các động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc thu hẹp và góp phần gây suy tim, đột quỵ hoặc phình động mạch.
Thậm chí ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có thể tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch. Nó khiến tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, có thể so sánh với tác hại của việc hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nghĩ rằng ngủ càng nhiều càng tốt. Thực tế, ngủ trên 9 tiếng chỉ làm cho chất lượng giấc ngủ tồi tệ hơn. TS. Najib Ayas, Đại học British Columbia (Canada), cho biết ngủ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, tiểu đường, tăng cân, béo phì.
Ngủ quá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Thường xuyên ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ tử vong lên 34%.
Các vấn đề khác mà bạn phải đối mặt còn là chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ. Giấc ngủ dài ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bộ não. Hơn nữa, nếu bạn thường thức giấc vào ban đêm, bạn có thể sẽ không có giấc ngủ đủ giấc. Điều này ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng tập trung và ghi nhớ của não.