Chơi trò đặt câu hỏi “nếu”: Trong khi đi xe hoặc bất kỳ khi nào trò chuyện với trẻ, chẳng hạn như tại bàn ăn, hãy đặt câu hỏi “con sẽ làm gì nếu…?” để trẻ nghĩ ra cách phản ứng với các tình huống khác nhau. Đặt các câu hỏi khuyến khích trẻ phát triển EQ như “Con sẽ làm gì nếu ai đó giật đồ chơi của bạn?” hoặc “nếu mẹ mắng con về một việc con không làm sai” hoặc “nếu người khác đánh con không có lý do”. Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ nghĩ ra phản ứng thế nào cho tốt nhất vì lúc đó trẻ đang ở tâm trạng bình thường. Cho trẻ chơi đồ chơi có cảm xúc, chẳng hạn như thú nhồi bông có khuôn mặt cảm xúc khác nhau, để dạy trẻ thể hiện cảm xúc một cách an toàn và vui vẻ. Ngoài ra, còn có thể dùng 3 chiếc gối nhỏ thể hiện 3 cảm xúc khác nhau – vui, buồn, tức giận – và kết hợp với các trò chơi để dạy trẻ về cảm xúc. Sách và phim ảnh không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là phương tiện giáo dục trẻ về cảm xúc và hành vi. Khi đọc sách cho trẻ nghe hoặc cùng xem phim với trẻ, hãy cùng trao đổi về động cơ và ý định của nhân vật, chẳng hạn như “con nghĩ ông ấy đang cảm thấy như thế nào” hoặc “tại sao ông ấy làm vậy”. Những cuộc trao đổi như thế này là cơ hội để trẻ mở rộng văn cảm xúc. Đọc sách một cách có cảm xúc: Truyện không chỉ là phương tiện để bàn luận về cảm xúc, bạn còn có thể lựa chọn những câu chuyện có nội dung về cảm xúc để đọc cho trẻ nghe. Cho trẻ cơ hội thể hiện lại lần hai: Dù là người lớn hay trẻ em thì khi tức giận cũng la hét hoặc nổi cơn tam bành. Sự bùng nổ vì tức giận sẽ khiến gia đình không vui và không giải quyết được gì. Nhưng dù là ai thì cũng nên có cơ hội thể hiện lần hai, chẳng hạn như “Thật ra những điều con muốn nói lúc nãy là…”. Đây là cách trẻ tự ý thức tốt hơn bằng cách thể hiện cảm xúc khiến người khác ít bị tổn thương hơn. Cho trẻ thời gian vui chơi: Khi ít có thời gian chơi tự do ở lớp hay sau khi đi học về, trẻ có ít cơ hội thực hành các kỹ năng xã hội – cơ sở để phát triển chỉ số cảm xúc EQ và giải quyết những tình huống khó khăn. Hãy cho trẻ càng nhiều cơ hội chơi tự do, chơi các trò tưởng tượng cùng với anh chị em hoặc bạn bè càng tốt để trẻ có cơ hội thực hành cách thể hiện mong muốn và giải quyết các xung đột.
Chơi trò đặt câu hỏi “nếu”: Trong khi đi xe hoặc bất kỳ khi nào trò chuyện với trẻ, chẳng hạn như tại bàn ăn, hãy đặt câu hỏi “con sẽ làm gì nếu…?” để trẻ nghĩ ra cách phản ứng với các tình huống khác nhau. Đặt các câu hỏi khuyến khích trẻ phát triển EQ như “Con sẽ làm gì nếu ai đó giật đồ chơi của bạn?” hoặc “nếu mẹ mắng con về một việc con không làm sai” hoặc “nếu người khác đánh con không có lý do”. Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ nghĩ ra phản ứng thế nào cho tốt nhất vì lúc đó trẻ đang ở tâm trạng bình thường.
Cho trẻ chơi đồ chơi có cảm xúc, chẳng hạn như thú nhồi bông có khuôn mặt cảm xúc khác nhau, để dạy trẻ thể hiện cảm xúc một cách an toàn và vui vẻ. Ngoài ra, còn có thể dùng 3 chiếc gối nhỏ thể hiện 3 cảm xúc khác nhau – vui, buồn, tức giận – và kết hợp với các trò chơi để dạy trẻ về cảm xúc.
Sách và phim ảnh không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là phương tiện giáo dục trẻ về cảm xúc và hành vi. Khi đọc sách cho trẻ nghe hoặc cùng xem phim với trẻ, hãy cùng trao đổi về động cơ và ý định của nhân vật, chẳng hạn như “con nghĩ ông ấy đang cảm thấy như thế nào” hoặc “tại sao ông ấy làm vậy”. Những cuộc trao đổi như thế này là cơ hội để trẻ mở rộng văn cảm xúc.
Đọc sách một cách có cảm xúc: Truyện không chỉ là phương tiện để bàn luận về cảm xúc, bạn còn có thể lựa chọn những câu chuyện có nội dung về cảm xúc để đọc cho trẻ nghe.
Cho trẻ cơ hội thể hiện lại lần hai: Dù là người lớn hay trẻ em thì khi tức giận cũng la hét hoặc nổi cơn tam bành. Sự bùng nổ vì tức giận sẽ khiến gia đình không vui và không giải quyết được gì. Nhưng dù là ai thì cũng nên có cơ hội thể hiện lần hai, chẳng hạn như “Thật ra những điều con muốn nói lúc nãy là…”. Đây là cách trẻ tự ý thức tốt hơn bằng cách thể hiện cảm xúc khiến người khác ít bị tổn thương hơn.
Cho trẻ thời gian vui chơi: Khi ít có thời gian chơi tự do ở lớp hay sau khi đi học về, trẻ có ít cơ hội thực hành các kỹ năng xã hội – cơ sở để phát triển chỉ số cảm xúc EQ và giải quyết những tình huống khó khăn. Hãy cho trẻ càng nhiều cơ hội chơi tự do, chơi các trò tưởng tượng cùng với anh chị em hoặc bạn bè càng tốt để trẻ có cơ hội thực hành cách thể hiện mong muốn và giải quyết các xung đột.