Nhiều loại trái cây, chẳng hạn như cà chua, chuối và dưa hấu, tạo ra khí ethylene, chất gia tăng sự hư hỏng. Dưa chuột siêu nhạy với khí ethylene này, vì vậy chúng cần nơi cất trữ riêng để tránh hư hỏng.Thảo mộc cũng là thực phẩm tươi cấm kỵ bảo quản cùng nhau. Với các loại thảo mộc tươi, bạn nên cắt bỏ rễ, để các lá rau khô rồi buộc kín từng loại trong túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh.Bí ngô không bao giờ được cất cùng với táo và lê bởi hai loại quả này có thể làm bí nhanh hỏng hơn. Bí có thể lưu trữ ở nơi khô thoáng được khoảng 3-6 tháng.Các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, cải xoong, củ cải đường muốn giữ tươi lâu, bạn nên cho vào túi giấy hoặc túi nhựa có khóa kéo rồi cất trong tủ lạnh.Các loại quả mọng nên cất trữ khô và khi nào ăn mới đem đi rửa sạch.Táo và cam đều có thể tiết ra khí ethylene, chất làm chín thực phẩm. Vì vậy, chúng cần được cất trữ riêng để tránh hư hỏng lẫn nhau.Nếu bạn lỡ mua nải chuối quá to mà chưa kịp ăn hết, hãy cắt từng quả ra. Chỉ để lại vài quả ăn và bảo quản những quả khác trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín của chúng.Không để lẫn hành và khoai tây vì hành có thể làm khoai tây bị mềm và hỏng nhanh hơn. Bạn có thể cất trữ hành cùng với tỏi.Bơ chín không nên đặt cạnh chuối. Bơ xanh có thể nhanh chín khi đặt chúng ở gần quả chuối. Một khi quả bơ đã chín thì bạn nên cho vào hộp kín và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.Cà chua có thể được lưu trữ trong tủ lạnh hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên, cà chua giữ ở nhiệt độ phòng có hương vị thơm ngon hơn.Cà rốt, cần tây và măng tây không được lưu trữ chung nếu bạn không muốn chúng hư hỏng nhanh. Mời độc giả xem video: "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn VTC
Nhiều loại trái cây, chẳng hạn như cà chua, chuối và dưa hấu, tạo ra khí ethylene, chất gia tăng sự hư hỏng. Dưa chuột siêu nhạy với khí ethylene này, vì vậy chúng cần nơi cất trữ riêng để tránh hư hỏng.
Thảo mộc cũng là thực phẩm tươi cấm kỵ bảo quản cùng nhau. Với các loại thảo mộc tươi, bạn nên cắt bỏ rễ, để các lá rau khô rồi buộc kín từng loại trong túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Bí ngô không bao giờ được cất cùng với táo và lê bởi hai loại quả này có thể làm bí nhanh hỏng hơn. Bí có thể lưu trữ ở nơi khô thoáng được khoảng 3-6 tháng.
Các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, cải xoong, củ cải đường muốn giữ tươi lâu, bạn nên cho vào túi giấy hoặc túi nhựa có khóa kéo rồi cất trong tủ lạnh.
Các loại quả mọng nên cất trữ khô và khi nào ăn mới đem đi rửa sạch.
Táo và cam đều có thể tiết ra khí ethylene, chất làm chín thực phẩm. Vì vậy, chúng cần được cất trữ riêng để tránh hư hỏng lẫn nhau.
Nếu bạn lỡ mua nải chuối quá to mà chưa kịp ăn hết, hãy cắt từng quả ra. Chỉ để lại vài quả ăn và bảo quản những quả khác trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín của chúng.
Không để lẫn hành và khoai tây vì hành có thể làm khoai tây bị mềm và hỏng nhanh hơn. Bạn có thể cất trữ hành cùng với tỏi.
Bơ chín không nên đặt cạnh chuối. Bơ xanh có thể nhanh chín khi đặt chúng ở gần quả chuối. Một khi quả bơ đã chín thì bạn nên cho vào hộp kín và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Cà chua có thể được lưu trữ trong tủ lạnh hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên, cà chua giữ ở nhiệt độ phòng có hương vị thơm ngon hơn.
Cà rốt, cần tây và măng tây không được lưu trữ chung nếu bạn không muốn chúng hư hỏng nhanh.
Mời độc giả xem video: "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn VTC