Sữa: Bạn càng uống nhiều sữa thì càng có nhiều nguy cơ mọc mụn, đặc biệt nếu đó là sữa tách béo (sữa gầy). Theo các nhà khoa học, nguyên nhân là do các hormone mà bò sữa tiết ra khi mang thai có chứa trong sữa. Những người có hàm lượng hormone này cao thường dễ mọc mụn hơn.Đường và một số loại carbohydrate: Bạn dễ mọc mụn hơn nếu chế độ ăn uống của bạn đầy những thực phẩm như soda, bánh mì trắng, gạo và bánh ngọt. Đường và carbohydrate có trong những thực phẩm này thường đi vào máu rất nhanh, làm tăng lượng đường trong máu. Khi cơ thể tiết ra insulin để giảm đường huyết, nó ảnh hưởng đến các hormone khác có thể thúc đẩy sự tiết dầu trên da.Chocolate: Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy việc ăn chocolate dễ dẫn đến mụn nhọt, dù chưa rõ nguyên nhân tại sao. Chocolate đen, với ít sữa và đường hơn, có thể là một lựa chọn thay thế phù hợp nếu bạn đang cố kiểm soát mụn nhọt.Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng mụn. Theo các bác sĩ, các thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều này giúp ngăn ngừa mụn nhọt.Cá hồi: Loại cá này giàu các axit béo omega-3, giúp giảm viêm và có thể ngăn ngừa mụn nhọt. Chúng cũng làm giảm lượng protein có liên quan đến mụn nhọt.Các loại quả hạch: Những người có mụn thường có hàm lượng thấp các chất chống oxy hóa như vitamin E và selen, những chất có nhiều trong hạnh nhân, đậu phộng và quả hạch Brazil. Các chất này bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và viêm nhiễm.Hàu: Hàu chứa nhiều kẽm, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với da. Nó có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra một số loại mụn nhọt. Nó cũng có thể giúp cơ thể dừng sản sinh loại hormone gây viêm - một vấn đề khác liên quan tới mụn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều kẽm.Rong biển: Rong biển là một nguồn i-ốt dồi dào, một chất cần thiết cho tuyến giáp. Tuy nhiên, quá nhiều i-ốt có thể gây kích ứng da. Hầu hết người lớn cần 150 miligram i-ốt mỗi ngày; phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể cần nhiều hơn. Bên cạnh rong biển thì cá, các sản phẩm từ sữa và muối i-ốt cũng cung cấp i-ốt cho cơ thể.Thức ăn nhiều dầu mỡ: Khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề khác về da, bởi dầu mỡ từ các món chiên có thể bám vào và gây ảnh hưởng đến các nang lông.
Sữa: Bạn càng uống nhiều sữa thì càng có nhiều nguy cơ mọc mụn, đặc biệt nếu đó là sữa tách béo (sữa gầy). Theo các nhà khoa học, nguyên nhân là do các hormone mà bò sữa tiết ra khi mang thai có chứa trong sữa. Những người có hàm lượng hormone này cao thường dễ mọc mụn hơn.
Đường và một số loại carbohydrate: Bạn dễ mọc mụn hơn nếu chế độ ăn uống của bạn đầy những thực phẩm như soda, bánh mì trắng, gạo và bánh ngọt. Đường và carbohydrate có trong những thực phẩm này thường đi vào máu rất nhanh, làm tăng lượng đường trong máu. Khi cơ thể tiết ra insulin để giảm đường huyết, nó ảnh hưởng đến các hormone khác có thể thúc đẩy sự tiết dầu trên da.
Chocolate: Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy việc ăn chocolate dễ dẫn đến mụn nhọt, dù chưa rõ nguyên nhân tại sao. Chocolate đen, với ít sữa và đường hơn, có thể là một lựa chọn thay thế phù hợp nếu bạn đang cố kiểm soát mụn nhọt.
Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng mụn. Theo các bác sĩ, các thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều này giúp ngăn ngừa mụn nhọt.
Cá hồi: Loại cá này giàu các axit béo omega-3, giúp giảm viêm và có thể ngăn ngừa mụn nhọt. Chúng cũng làm giảm lượng protein có liên quan đến mụn nhọt.
Các loại quả hạch: Những người có mụn thường có hàm lượng thấp các chất chống oxy hóa như vitamin E và selen, những chất có nhiều trong hạnh nhân, đậu phộng và quả hạch Brazil. Các chất này bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và viêm nhiễm.
Hàu: Hàu chứa nhiều kẽm, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với da. Nó có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ra một số loại mụn nhọt. Nó cũng có thể giúp cơ thể dừng sản sinh loại hormone gây viêm - một vấn đề khác liên quan tới mụn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều kẽm.
Rong biển: Rong biển là một nguồn i-ốt dồi dào, một chất cần thiết cho tuyến giáp. Tuy nhiên, quá nhiều i-ốt có thể gây kích ứng da. Hầu hết người lớn cần 150 miligram i-ốt mỗi ngày; phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể cần nhiều hơn. Bên cạnh rong biển thì cá, các sản phẩm từ sữa và muối i-ốt cũng cung cấp i-ốt cho cơ thể.
Thức ăn nhiều dầu mỡ: Khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề khác về da, bởi dầu mỡ từ các món chiên có thể bám vào và gây ảnh hưởng đến các nang lông.