Về mặt dinh dưỡng, rượu được coi là một loại đồ uống; còn về mặt y dược, rượu lại được dùng như một chất thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Do đó, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu uống rượu, nó sẽ có thể tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại. Nếu uống các loại thuốc như oxycodone và hydrocodone có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, giảm sự tỉnh táo. Thường xuyên sử dụng thuốc acetaminophen (Tylenol) kết hợp với rượu sẽ làm tổn thương gan, uống với Aspirin cũng có thể dẫn đến dạ dày khó chịu, chảy máu và loét. Cùng với những huốc kháng sinh bao gồm Metronidazole (Flagyl) và Azithromycin (Zithromax) có thể gây ra buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tổn thương gan. Một số thuốc chống trầm cảm uống cùng rượu có thể làm tăng chứng trầm cảm, cũng như dẫn đến huyết áp cao, buồn ngủ và các biến chứng có thể nặng hơn khác. Tránh ăn đồ chiên rán khi say rượu. Những thực phẩm chiên, rán có thể khiến bạn thoải mái ngay lúc đó. Tuy nhiên, chỉ cần vài giờ sau sẽ có thể gây cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu, bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột. Ăn nấm. Nấm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc dạ dày khó chịu cho một số người, đặc biệt là nếu nấm được nấu chưa chín hoặc ăn sống. Các độc chất trong nấm có nhiều loại, thường là gây kích ứng đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh. Đặc biệt, với những người khi uống rượu kèm ăn nấm thì nguy cơ ngộ độc rượu tăng lên vì sự tích tụ quá cao của lượng aldehyd trong máu, gây cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực và khó thở, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Rượu và nước tăng lực. Một số nghiên cứu tại Mỹ và Úc đã cho thấy, những người uống rượu trộn cùng nước tăng lực có mức độ cồn trong máu cao hơn so với những người chỉ uống rượu, và điều đó đã dấy lên một sự lo ngại là nước uống tăng lực có thể thúc đẩy tiêu thụ rượu nhiều hơn. Khi kết hợp giữa nước tăng lực và rượu, nước uống tăng lực sẽ làm “mặt nạ” che đậy những tác động của rượu và làm cho người ta càng uống rượu nặng đô hơn mà không thấy say, vì họ không cảm thấy mệt mỏi hay vì hương vị làm át đi vị cay nồng của rượu, làm cho họ không nhận thức được họ đã uống bao nhiêu rượu. Chưa kể đến dùng nhiều nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, gia tăng sự hồi hộp lo âu, mất ngủ và tim đập nhanh. Uống rượu cùng cần sa. Dù được phép sử dụng trong y tế trong nhiều nước, song nó không thể nào được trộn chung với rượu. Sự kết hợp của rượu và cần sa có thể dẫn đến nhịp tim nhanh (nhịp tim nghỉ ngơi hơn 100 nhịp đập mỗi phút); tăng huyết áp; làm suy giảm kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, và hiệu năng lái xe so với việc chỉ sử dụng hoặc rượu hay cần sa đơn lẻ. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn khi bạn trộn hai thứ lại với nhau, sự kết hợp của rượu và cần sa có thể gây ra buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoảng loạn, lo lắng hay hoang tưởng.
Về mặt dinh dưỡng, rượu được coi là một loại đồ uống; còn về mặt y dược, rượu lại được dùng như một chất thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Do đó, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu uống rượu, nó sẽ có thể tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại.
Nếu uống các loại thuốc như oxycodone và hydrocodone có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, giảm sự tỉnh táo. Thường xuyên sử dụng thuốc acetaminophen (Tylenol) kết hợp với rượu sẽ làm tổn thương gan, uống với Aspirin cũng có thể dẫn đến dạ dày khó chịu, chảy máu và loét.
Cùng với những huốc kháng sinh bao gồm Metronidazole (Flagyl) và Azithromycin (Zithromax) có thể gây ra buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tổn thương gan. Một số thuốc chống trầm cảm uống cùng rượu có thể làm tăng chứng trầm cảm, cũng như dẫn đến huyết áp cao, buồn ngủ và các biến chứng có thể nặng hơn khác.
Tránh ăn đồ chiên rán khi say rượu. Những thực phẩm chiên, rán có thể khiến bạn thoải mái ngay lúc đó. Tuy nhiên, chỉ cần vài giờ sau sẽ có thể gây cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu, bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.
Ăn nấm. Nấm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc dạ dày khó chịu cho một số người, đặc biệt là nếu nấm được nấu chưa chín hoặc ăn sống. Các độc chất trong nấm có nhiều loại, thường là gây kích ứng đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh.
Đặc biệt, với những người khi uống rượu kèm ăn nấm thì nguy cơ ngộ độc rượu tăng lên vì sự tích tụ quá cao của lượng aldehyd trong máu, gây cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực và khó thở, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Rượu và nước tăng lực. Một số nghiên cứu tại Mỹ và Úc đã cho thấy, những người uống rượu trộn cùng nước tăng lực có mức độ cồn trong máu cao hơn so với những người chỉ uống rượu, và điều đó đã dấy lên một sự lo ngại là nước uống tăng lực có thể thúc đẩy tiêu thụ rượu nhiều hơn.
Khi kết hợp giữa nước tăng lực và rượu, nước uống tăng lực sẽ làm “mặt nạ” che đậy những tác động của rượu và làm cho người ta càng uống rượu nặng đô hơn mà không thấy say, vì họ không cảm thấy mệt mỏi hay vì hương vị làm át đi vị cay nồng của rượu, làm cho họ không nhận thức được họ đã uống bao nhiêu rượu. Chưa kể đến dùng nhiều nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, gia tăng sự hồi hộp lo âu, mất ngủ và tim đập nhanh.
Uống rượu cùng cần sa. Dù được phép sử dụng trong y tế trong nhiều nước, song nó không thể nào được trộn chung với rượu. Sự kết hợp của rượu và cần sa có thể dẫn đến nhịp tim nhanh (nhịp tim nghỉ ngơi hơn 100 nhịp đập mỗi phút); tăng huyết áp; làm suy giảm kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, và hiệu năng lái xe so với việc chỉ sử dụng hoặc rượu hay cần sa đơn lẻ.
Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn khi bạn trộn hai thứ lại với nhau, sự kết hợp của rượu và cần sa có thể gây ra buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoảng loạn, lo lắng hay hoang tưởng.