Có một sự thật đơn giản mà nếu nhớ đến, bạn ắt hẳn sẽ giật mình thú vị: đó là tỷ lệ kích thước dường như vô lý giữa cơ thể và trứng phụ nữ. Các loài gia cầm chỉ nặng chừng 2 kg nhưng trứng của chúng lớn đến mức đủ cho một bữa ăn, còn con người nặng 50 kg nhưng trứng phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy.Thật khó dùng từ “quả” để gọi tên trứng người, khi mà nó chỉ là một tế bào nhỏ xíu, chỉ đến khi được thụ tinh, không còn đơn thuần là trứng nữa, thì mới phát triển thành nhiều tế bào và lớn dần. Kích thước tuy bé nhưng số lượng lại cực lớn. Ngay từ khi còn là bào thai, một bé gái đã có 10-20 triệu trứng nằm ở buồng trứng hai bên. Thực ra ban đầu, khi thai 5 tuần tuổi, chỉ có khoảng trên dưới 1.000 tế bào sinh dục trong buồng trứng, được tạo ra bởi lớp bên trong của phôi thai. Chúng liên tục phân chia và đạt con số khủng kể trên lúc thai 5-7 tháng.Và kể từ đó cho đến lúc chào đời, số trứng trong cơ thể thai nhi gái chẳng những ngừng tăng thêm mà còn bị “tiêu hao” với tốc độ cực lớn. Đến khi ra đời, từ 10-20 triệu trứng ban đầu, bé gái chỉ còn khoảng 2 triệu trứng trong cơ thể. Con số này tiếp tục giảm chóng mặt và đến tuổi dậy thì, báo hiệu bằng lần hành kinh đầu tiên, thiếu nữ chỉ còn khoảng 400.000 trứng.Tuy nhiên, số trứng còn lại cũng đã “xông xênh” so với nhu cầu thật sự, bởi kể từ thời điểm dậy thì, quá trình “tiêu như phá” chấm dứt. Thay vì tiêu hủy hàng loạt, giờ đây mỗi tháng sẽ chỉ có một trứng rụng để chờ được thụ thai. Như vậy, mỗi năm người phụ nữ sẽ chỉ “tốn” 12 quả. Giả sử người phụ nữ có kinh lần đầu năm 15 tuổi và mãn kinh lúc 50 tuổi, số trứng rụng trong suốt chừng ấy năm là 420 quả, chỉ bằng một phần nghìn so với “kho dự trữ”.Mỗi quả trứng là một tế bào. Nó là loại tế bào sống lâu nhất trong cơ thể, hình thành từ thời kỳ bào thai và nếu chưa đến lượt rụng, nó cứ nằm yên đó mấy chục năm cho đến khi người phụ nữ bước vào tuổi già. Trong khi đó, các loại tế bào khác có tuổi đời rất ngắn vì chúng được thay mới thường xuyên. Chẳng hạn, tế bào hồng cầu chỉ sống khoảng 1 tháng. Vì “sống lâu” như vậy nên càng về sau, tế bào trứng phụ nữ càng thoái hóa,“hư hỏng”, và nếu đã hỏng và lỗi thì không có cách nào sửa chữa được. Đó là lý do phụ nữ lớn tuổi gặp khó khăn trong chuyện thụ thai, và nguy cơ sẩy thai, sinh con ốm yếu, dị tật (về thể chất hoặc/và trí tuệ) ngày càng tăng theo thời gian. Mặc dù mỗi phụ nữ sở hữu một lượng tế bào trứng khổng lồ nhưng do tốc độ tiêu hao quá lớn, nên những người có quá ít tế bào trứng ở thời kỳ phôi thai dễ bị mãn kinh sớm. Tình trạng này cũng xảy ra khi tế bào trứng đủ về số lượng nhưng lại thoái hóa quá nhanh, mà đã hỏng là không có nguồn thay thế.Thật bất công nếu so sánh số phận của trứng với “đối tác” là tinh trùng của nam giới. Bởi nếu như số tế bào trứng của phụ nữ đã được “chốt” từ lúc chưa lọt lòng thì người đàn ông ở tuổi trưởng thành và thậm chí khi về già vẫn không ngừng sản sinh tinh trùng.Tinh trùng già yếu chết đi được thay thế bằng tinh trùng mới, cứ hơn 2 tháng một đợt. Bởi thế, khả năng sinh sản của đàn ông được duy trì lâu hơn so với phụ nữ, thậm chí là suốt đời. Rất hiếm phụ nữ sinh đẻ ở tuổi 50, nhưng rất nhiều quý ông vẫn làm bố ở tuổi 80.
Có một sự thật đơn giản mà nếu nhớ đến, bạn ắt hẳn sẽ giật mình thú vị: đó là tỷ lệ kích thước dường như vô lý giữa cơ thể và trứng phụ nữ. Các loài gia cầm chỉ nặng chừng 2 kg nhưng trứng của chúng lớn đến mức đủ cho một bữa ăn, còn con người nặng 50 kg nhưng trứng phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy.
Thật khó dùng từ “quả” để gọi tên trứng người, khi mà nó chỉ là một tế bào nhỏ xíu, chỉ đến khi được thụ tinh, không còn đơn thuần là trứng nữa, thì mới phát triển thành nhiều tế bào và lớn dần.
Kích thước tuy bé nhưng số lượng lại cực lớn. Ngay từ khi còn là bào thai, một bé gái đã có 10-20 triệu trứng nằm ở buồng trứng hai bên. Thực ra ban đầu, khi thai 5 tuần tuổi, chỉ có khoảng trên dưới 1.000 tế bào sinh dục trong buồng trứng, được tạo ra bởi lớp bên trong của phôi thai. Chúng liên tục phân chia và đạt con số khủng kể trên lúc thai 5-7 tháng.
Và kể từ đó cho đến lúc chào đời, số trứng trong cơ thể thai nhi gái chẳng những ngừng tăng thêm mà còn bị “tiêu hao” với tốc độ cực lớn.
Đến khi ra đời, từ 10-20 triệu trứng ban đầu, bé gái chỉ còn khoảng 2 triệu trứng trong cơ thể. Con số này tiếp tục giảm chóng mặt và đến tuổi dậy thì, báo hiệu bằng lần hành kinh đầu tiên, thiếu nữ chỉ còn khoảng 400.000 trứng.
Tuy nhiên, số trứng còn lại cũng đã “xông xênh” so với nhu cầu thật sự, bởi kể từ thời điểm dậy thì, quá trình “tiêu như phá” chấm dứt. Thay vì tiêu hủy hàng loạt, giờ đây mỗi tháng sẽ chỉ có một trứng rụng để chờ được thụ thai. Như vậy, mỗi năm người phụ nữ sẽ chỉ “tốn” 12 quả.
Giả sử người phụ nữ có kinh lần đầu năm 15 tuổi và mãn kinh lúc 50 tuổi, số trứng rụng trong suốt chừng ấy năm là 420 quả, chỉ bằng một phần nghìn so với “kho dự trữ”.
Mỗi quả trứng là một tế bào. Nó là loại tế bào sống lâu nhất trong cơ thể, hình thành từ thời kỳ bào thai và nếu chưa đến lượt rụng, nó cứ nằm yên đó mấy chục năm cho đến khi người phụ nữ bước vào tuổi già. Trong khi đó, các loại tế bào khác có tuổi đời rất ngắn vì chúng được thay mới thường xuyên. Chẳng hạn, tế bào hồng cầu chỉ sống khoảng 1 tháng.
Vì “sống lâu” như vậy nên càng về sau, tế bào trứng phụ nữ càng thoái hóa,“hư hỏng”, và nếu đã hỏng và lỗi thì không có cách nào sửa chữa được. Đó là lý do phụ nữ lớn tuổi gặp khó khăn trong chuyện thụ thai, và nguy cơ sẩy thai, sinh con ốm yếu, dị tật (về thể chất hoặc/và trí tuệ) ngày càng tăng theo thời gian.
Mặc dù mỗi phụ nữ sở hữu một lượng tế bào trứng khổng lồ nhưng do tốc độ tiêu hao quá lớn, nên những người có quá ít tế bào trứng ở thời kỳ phôi thai dễ bị mãn kinh sớm. Tình trạng này cũng xảy ra khi tế bào trứng đủ về số lượng nhưng lại thoái hóa quá nhanh, mà đã hỏng là không có nguồn thay thế.
Thật bất công nếu so sánh số phận của trứng với “đối tác” là tinh trùng của nam giới. Bởi nếu như số tế bào trứng của phụ nữ đã được “chốt” từ lúc chưa lọt lòng thì người đàn ông ở tuổi trưởng thành và thậm chí khi về già vẫn không ngừng sản sinh tinh trùng.
Tinh trùng già yếu chết đi được thay thế bằng tinh trùng mới, cứ hơn 2 tháng một đợt. Bởi thế, khả năng sinh sản của đàn ông được duy trì lâu hơn so với phụ nữ, thậm chí là suốt đời. Rất hiếm phụ nữ sinh đẻ ở tuổi 50, nhưng rất nhiều quý ông vẫn làm bố ở tuổi 80.