Trong số những món ngon Lai Châu phải kể đến lợn cắp nách. Đây là giống lợn bản địa, thịt chắc, thơm ngon. Khi chế biến, người ta thường nướng nguyên con hoặc hun khói, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Ảnh: Bách hoá XanhĐặc sản Lai Châu còn nổi tiếng với món lam nhọ, được chế biến từ thịt bò hoặc trâu, nướng trên than hồng đến khi chín tới, sau đó thái mỏng và trộn với các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng, mắc khén, rôi cho vào ống tre nướng. Vị cay nồng của các loại gia vị kết hợp với thịt mềm ngọt tạo nên một hương vị độc đáo. Ảnh: Bách hoá XanhBánh dày của người Mông ở Lai Châu có kích thước khá lớn, không nhân, được làm từ gạo nếp nương và nếp cái hoa vàng. Bánh có vị dẻo thơm đặc trưng. Ảnh: Bách hoá XanhRau dớn là loại cây đặc trưng của vùng núi cao, có vị hơi chua, giòn. Nộm rau dớn được làm bằng cách trộn rau dớn thái nhỏ với thịt băm, lạc rang, các loại gia vị tạo nên một món ăn thanh mát, giải nhiệt. Ảnh: InternetTrứng kiến là một đặc sản độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Trứng kiến được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng kiến rang, trứng kiến xào... có vị béo ngậy, thơm ngon. Ảnh: Bách hoá XanhĐặc sản nổi tiếng Lai Châu còn có cá bống vùi tro, cá nhỏ chỉ bằng ngón tay người lớn được bắt tại sông suối mang về chế biến ngay nên vị vô cùng tươi ngon. Cá bống làm sạch, tẩm ướp thêm với gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, mắc khén, lá húng, sả,... khoảng 15-30 phút rồi gói vào lá dong, sau đó mang đi vùi vào trong gio nóng khoảng 30 phút và lật lại 1 lần, cứ như thế lật khoảng 5-6 lần là chín. Ảnh: 2depXôi tím là một trong những đặc sản Lai Châu. Xôi sử dụng nguyên liệu từ gạo nếp nương hạt to, màu tím của xôi thì được nhuộm từ cây khẩu cắm. Xôi khi chín ra cho hương vị thơm, màu tím tươi, hạt xôi chín đều, ăn vào dẻo mà không dính. Ảnh: ShutterstockĐặc sản Lai Châu còn có món măng nộm Hoa Ban. Măng sử dụng măng nứa hoặc măng đắng, hoa ban chọn cánh dày, chọn một con cá suối dày mình, mang nướng và lấy phần thịt. Sau đó chế biến một hỗn hợp nước từ chanh, tỏi, ớt, rau húng và cuối cùng là trộn nhẹ nhàng tất cả các loại nguyên liệu lại với nhau để tạo nên món măng nộm hoa Ban. Ảnh: vovThịt trâu sấy chắc chắn là đặc sản Lai Châu nên thử. Món ăn sử dụng loại thịt hảo hạng được lựa chọn kỹ lưỡng. Thịt được ướp gia vị trong vòng 2 tiếng, sau đó được đem đi nướng trên than củi đến khi chín. Ảnh: InternetCanh tiết lá đắng là một món ăn đặc sản Lai Châu khá khó ăn, nhưng ăn quen thì sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm bùi của món canh này. Lá đắng được hái từ trên các khe rừng, khe suối. Phần phổi lợn được mua và rửa thật sạch, băm nhỏ phần tiết và phổi lợn, sau đó trộn chung với bột ngọt, ớt, tiêu trong 10 phút. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một nồi nước và đợi đến khi chín đều. Ảnh: InternetVe sầu rán là món ăn của người Thái tại Lai Châu. Ve sầu sau khi bắt về sẽ được cắt bỏ cánh, rút ruột và nhét một hạt đậu phộng vào bụng, tiếp tục ướp gia vị rồi chiên giòn. Ảnh: ShutterstockLòng lợn nhồi gạo nếp cũng là món khá lạ đối với nhiều du khách, ở Lai Châu nó còn có tên gọi là tùng càng nhảng. Gạo nếp, thảo quả giã nhỏ được trộn cùng tiết sống rồi nhồi vào lòng lợn. Sau đó được luộc chín, để ăn dần trong những dịp lễ Tết. Ảnh: Bách hoá XanhXem video: Lạp sườn Cao Bằng - đặc sản vùng Đông Bắc. Nguồn VTV24
Trong số những món ngon Lai Châu phải kể đến lợn cắp nách. Đây là giống lợn bản địa, thịt chắc, thơm ngon. Khi chế biến, người ta thường nướng nguyên con hoặc hun khói, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Ảnh: Bách hoá Xanh
Đặc sản Lai Châu còn nổi tiếng với món lam nhọ, được chế biến từ thịt bò hoặc trâu, nướng trên than hồng đến khi chín tới, sau đó thái mỏng và trộn với các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng, mắc khén, rôi cho vào ống tre nướng. Vị cay nồng của các loại gia vị kết hợp với thịt mềm ngọt tạo nên một hương vị độc đáo. Ảnh: Bách hoá Xanh
Bánh dày của người Mông ở Lai Châu có kích thước khá lớn, không nhân, được làm từ gạo nếp nương và nếp cái hoa vàng. Bánh có vị dẻo thơm đặc trưng. Ảnh: Bách hoá Xanh
Rau dớn là loại cây đặc trưng của vùng núi cao, có vị hơi chua, giòn. Nộm rau dớn được làm bằng cách trộn rau dớn thái nhỏ với thịt băm, lạc rang, các loại gia vị tạo nên một món ăn thanh mát, giải nhiệt. Ảnh: Internet
Trứng kiến là một đặc sản độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Trứng kiến được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng kiến rang, trứng kiến xào... có vị béo ngậy, thơm ngon. Ảnh: Bách hoá Xanh
Đặc sản nổi tiếng Lai Châu còn có cá bống vùi tro, cá nhỏ chỉ bằng ngón tay người lớn được bắt tại sông suối mang về chế biến ngay nên vị vô cùng tươi ngon. Cá bống làm sạch, tẩm ướp thêm với gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, mắc khén, lá húng, sả,... khoảng 15-30 phút rồi gói vào lá dong, sau đó mang đi vùi vào trong gio nóng khoảng 30 phút và lật lại 1 lần, cứ như thế lật khoảng 5-6 lần là chín. Ảnh: 2dep
Xôi tím là một trong những đặc sản Lai Châu. Xôi sử dụng nguyên liệu từ gạo nếp nương hạt to, màu tím của xôi thì được nhuộm từ cây khẩu cắm. Xôi khi chín ra cho hương vị thơm, màu tím tươi, hạt xôi chín đều, ăn vào dẻo mà không dính. Ảnh: Shutterstock
Đặc sản Lai Châu còn có món măng nộm Hoa Ban. Măng sử dụng măng nứa hoặc măng đắng, hoa ban chọn cánh dày, chọn một con cá suối dày mình, mang nướng và lấy phần thịt. Sau đó chế biến một hỗn hợp nước từ chanh, tỏi, ớt, rau húng và cuối cùng là trộn nhẹ nhàng tất cả các loại nguyên liệu lại với nhau để tạo nên món măng nộm hoa Ban. Ảnh: vov
Thịt trâu sấy chắc chắn là đặc sản Lai Châu nên thử. Món ăn sử dụng loại thịt hảo hạng được lựa chọn kỹ lưỡng. Thịt được ướp gia vị trong vòng 2 tiếng, sau đó được đem đi nướng trên than củi đến khi chín. Ảnh: Internet
Canh tiết lá đắng là một món ăn đặc sản Lai Châu khá khó ăn, nhưng ăn quen thì sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm bùi của món canh này. Lá đắng được hái từ trên các khe rừng, khe suối. Phần phổi lợn được mua và rửa thật sạch, băm nhỏ phần tiết và phổi lợn, sau đó trộn chung với bột ngọt, ớt, tiêu trong 10 phút. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một nồi nước và đợi đến khi chín đều. Ảnh: Internet
Ve sầu rán là món ăn của người Thái tại Lai Châu. Ve sầu sau khi bắt về sẽ được cắt bỏ cánh, rút ruột và nhét một hạt đậu phộng vào bụng, tiếp tục ướp gia vị rồi chiên giòn. Ảnh: Shutterstock
Lòng lợn nhồi gạo nếp cũng là món khá lạ đối với nhiều du khách, ở Lai Châu nó còn có tên gọi là tùng càng nhảng. Gạo nếp, thảo quả giã nhỏ được trộn cùng tiết sống rồi nhồi vào lòng lợn. Sau đó được luộc chín, để ăn dần trong những dịp lễ Tết. Ảnh: Bách hoá Xanh