Xôi “nhà xác”: Lý do có món ăn tên kỳ quặc và rùng rợn này là do xe xôi được đặt ngay đối diện nhà tang lễ trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 5). Xôi “nhà xác” được để trong lá chuối, khi cầm nóng muốn bỏng cả tay.Một gói xôi nhà xác gồm một miếng xôi trắng bằng lòng bàn tay, phủ lên trên có pate mỏng, lạp xưởng, chà bông, đậu phộng và rưới chút mỡ hành phi… cắn tới đâu xé lá chuối tới đó, vị xôi hòa quyện vô cùng hấp dẫn.Cơm tấm “bãi rác”: Có nhiều quán cơm tấm “đỉnh cao” ở Sài Gòn và khi nhắc đến, không thể không liệt kê vào đó hàng cơm tấm bãi rác trứ danh ở trên con đường nhỏ Lê Văn Linh, phía sau khu chợ Xóm Chiếu (Quận 4).Cơm ở đây đúng chuẩn hạt gạo tấm, thức ăn đi kèm từ sườn nướng, gà rán, bì sợi, chả thịt cho đến trứng ốp, xúc xích, thịt kho, tôm rim, mực nhồi, xíu mại… món nào món nấy bày biện đẹp mắt, màu sắc óng ả mỡ màng.Vịt dữa: Thực chất, “vịt dữa” không hề tồn tại trên đời. Món ăn này có cái tên chính xác là “vịt vữa”. Loại trứng này về cơ bản là bị ung, nên khi luộc lên sẽ khá nặng mùi, hơi khai và thối.Tuy nhiên, một số người lại “nghiện” cái mùi và vị của trứng vịt ung này, cho rằng nó có vịt ngậy ngậy, béo béo, không bị nghẹn như ăn trứng gà tươi. Vịt dữa được bán trên những xe hàng rong khắp mọi ngóc ngách Sài Thành."Chè ma": Quán chè Hoa tuổi đời hơn 80 năm ở đường Trần Hưng Đạo (quận 5) khiến nhiều người tò mò bởi tên gọi "chè ma". Thực tế, ban đầu bà chủ đặt cho quán cái tên là Chè Châu Giang nhưng do giờ mở cửa đến tận khuya muộn nên nhiều người gọi vui là "chè ma".Không gian tuy nhỏ, đơn giản nhưng hàng chè này lúc nào cũng nhộn nhịp khách. Vị chè ở đây được đánh giá cao về độ thanh mát, ít ngọt và đa dạng.Lẩu bò Nghĩa Địa: Quán lẩu bò bình dân lọt thỏm trong con hẻm 498 Nguyễn Thị Định (quận 2) hơn mười mấy năm nay đã khiến nhiều thực khách "rợn người" khi nghe đến: Lẩu bò nghĩa địa. Nguồn gốc cái tên xuất phát từ vị trí "đắc địa" của quán khi xung quanh là những khu mộ bia.Trong khoảng sân trống của căn nhà cũ, những bộ bàn ghế được xếp ngẫu nhiên nhưng vẫn tạo sự thoải mái. "Lẩu bò nghĩa địa" mang hương vị đậm đà của nồi lẩu bò quen thuộc.Cà phê Âm Phủ: Quán cà phê vợt hiếm hoi còn lại ở Sài Gòn được nhiều người gọi quen với cái tên là cà phê Âm Phủ. Nguyên nhân là bởi giờ mở cửa đặc biệt của quán: 24/24. Thậm chí hơn 60 năm nay, cánh cửa nhà chưa bao giờ đóng lại dù nắng mưa, lễ Tết. Có chăng là tầm 10 phút vào khoảnh khắc giao thừa.Cà phê ở đây khác biệt bởi hương vị khoan khoái, thơm dịu của cách pha bằng vợt. Truyền từ đời ông bà đến nay, mỗi ngày những quán phục vụ hàng trăm ly cà phê, bạc xỉu, cà phê sữa... đến mọi lứa tuổi người dân. Ảnh: IT.Mời độc giả xem video "Mọi món ngon Việt Nam bỗng thu bé lại chỉ bằng đầu ngón tay". Nguồn: VTV24.
Xôi “nhà xác”: Lý do có món ăn tên kỳ quặc và rùng rợn này là do xe xôi được đặt ngay đối diện nhà tang lễ trên đường Nguyễn Tri Phương (Quận 5). Xôi “nhà xác” được để trong lá chuối, khi cầm nóng muốn bỏng cả tay.
Một gói xôi nhà xác gồm một miếng xôi trắng bằng lòng bàn tay, phủ lên trên có pate mỏng, lạp xưởng, chà bông, đậu phộng và rưới chút mỡ hành phi… cắn tới đâu xé lá chuối tới đó, vị xôi hòa quyện vô cùng hấp dẫn.
Cơm tấm “bãi rác”: Có nhiều quán cơm tấm “đỉnh cao” ở Sài Gòn và khi nhắc đến, không thể không liệt kê vào đó hàng cơm tấm bãi rác trứ danh ở trên con đường nhỏ Lê Văn Linh, phía sau khu chợ Xóm Chiếu (Quận 4).
Cơm ở đây đúng chuẩn hạt gạo tấm, thức ăn đi kèm từ sườn nướng, gà rán, bì sợi, chả thịt cho đến trứng ốp, xúc xích, thịt kho, tôm rim, mực nhồi, xíu mại… món nào món nấy bày biện đẹp mắt, màu sắc óng ả mỡ màng.
Vịt dữa: Thực chất, “vịt dữa” không hề tồn tại trên đời. Món ăn này có cái tên chính xác là “vịt vữa”. Loại trứng này về cơ bản là bị ung, nên khi luộc lên sẽ khá nặng mùi, hơi khai và thối.
Tuy nhiên, một số người lại “nghiện” cái mùi và vị của trứng vịt ung này, cho rằng nó có vịt ngậy ngậy, béo béo, không bị nghẹn như ăn trứng gà tươi. Vịt dữa được bán trên những xe hàng rong khắp mọi ngóc ngách Sài Thành.
"Chè ma": Quán chè Hoa tuổi đời hơn 80 năm ở đường Trần Hưng Đạo (quận 5) khiến nhiều người tò mò bởi tên gọi "chè ma". Thực tế, ban đầu bà chủ đặt cho quán cái tên là Chè Châu Giang nhưng do giờ mở cửa đến tận khuya muộn nên nhiều người gọi vui là "chè ma".
Không gian tuy nhỏ, đơn giản nhưng hàng chè này lúc nào cũng nhộn nhịp khách. Vị chè ở đây được đánh giá cao về độ thanh mát, ít ngọt và đa dạng.
Lẩu bò Nghĩa Địa: Quán lẩu bò bình dân lọt thỏm trong con hẻm 498 Nguyễn Thị Định (quận 2) hơn mười mấy năm nay đã khiến nhiều thực khách "rợn người" khi nghe đến: Lẩu bò nghĩa địa. Nguồn gốc cái tên xuất phát từ vị trí "đắc địa" của quán khi xung quanh là những khu mộ bia.
Trong khoảng sân trống của căn nhà cũ, những bộ bàn ghế được xếp ngẫu nhiên nhưng vẫn tạo sự thoải mái. "Lẩu bò nghĩa địa" mang hương vị đậm đà của nồi lẩu bò quen thuộc.
Cà phê Âm Phủ: Quán cà phê vợt hiếm hoi còn lại ở Sài Gòn được nhiều người gọi quen với cái tên là cà phê Âm Phủ. Nguyên nhân là bởi giờ mở cửa đặc biệt của quán: 24/24. Thậm chí hơn 60 năm nay, cánh cửa nhà chưa bao giờ đóng lại dù nắng mưa, lễ Tết. Có chăng là tầm 10 phút vào khoảnh khắc giao thừa.
Cà phê ở đây khác biệt bởi hương vị khoan khoái, thơm dịu của cách pha bằng vợt. Truyền từ đời ông bà đến nay, mỗi ngày những quán phục vụ hàng trăm ly cà phê, bạc xỉu, cà phê sữa... đến mọi lứa tuổi người dân. Ảnh: IT.