Rau mầm là một loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng, có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe của bé như: hàm lượng dinh dưỡng, phòng tránh các loại bệnh, giảm béo phì… Tuy nhiên khi sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn cũng phải rất cẩn trọng vì những mặt trái của nó đối với sức khỏe khi sử dụng không đúng cách. Nếu như bảo quản không đúng cách, loại rau này có thể gây hại cho sức khỏe vì nó dễ bị nhiễm khuẩn khi phân bón và hóa chất bón quá liều lượng. Khi mua rau mầm về nhà, mẹ rửa thật sạch, nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Mẹ phải hết sức nhẹ tay để rau không bị dập nát. Nên ngâm muối trước khi chế biến thức ăn cho bé. Lượng muối ngâm cũng phải vừa đủ, khoảng 1 thìa cà phê muối cho 3 lít nước ngâm trong vòng 10 – 15 phút. Không được để rau mầm quá 1 ngày, nếu mẹ quá bận rộn mua nhiều để ăn dần, hãy bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5°C và dùng trong 3-4 ngày không hơn. Chớ nên cho bé ăn loại rau này sống vì hệ miễn dịch của bé vẫn còn kém sẽ không đối kháng được độc tố có trong nó. Cách tốt nhất là mẹ nên xay cùng cháo cho trẻ ăn dặm và nấu chín cho trẻ đã lớn hơn.Để đảm bảo có rau sạch cho bé ăn hàng ngày các mẹ nên tự trồng rau mầm cho bé vì trồng rau mầm rất đơn giản, chỉ sau 5 ngày cả bé và gia đình đã có một mẻ rau mầm sạch ngon. Lưu ý vì trẻ không ăn rau mầm vị cay cho nên chỉ sử dụng mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mầm đậu hà lan, rau mầm giá đỗ, rau mầm cải ngọt để chế biến. Rau mầm như củ cải trắng và củ cải đỏ có vị hơi cay nồng trẻ sẽ khó ăn hơn.
Rau mầm là một loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng, có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe của bé như: hàm lượng dinh dưỡng, phòng tránh các loại bệnh, giảm béo phì…
Tuy nhiên khi sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn cũng phải rất cẩn trọng vì những mặt trái của nó đối với sức khỏe khi sử dụng không đúng cách. Nếu như bảo quản không đúng cách, loại rau này có thể gây hại cho sức khỏe vì nó dễ bị nhiễm khuẩn khi phân bón và hóa chất bón quá liều lượng.
Khi mua rau mầm về nhà, mẹ rửa thật sạch, nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Mẹ phải hết sức nhẹ tay để rau không bị dập nát. Nên ngâm muối trước khi chế biến thức ăn cho bé. Lượng muối ngâm cũng phải vừa đủ, khoảng 1 thìa cà phê muối cho 3 lít nước ngâm trong vòng 10 – 15 phút.
Không được để rau mầm quá 1 ngày, nếu mẹ quá bận rộn mua nhiều để ăn dần, hãy bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5°C và dùng trong 3-4 ngày không hơn.
Chớ nên cho bé ăn loại rau này sống vì hệ miễn dịch của bé vẫn còn kém sẽ không đối kháng được độc tố có trong nó. Cách tốt nhất là mẹ nên xay cùng cháo cho trẻ ăn dặm và nấu chín cho trẻ đã lớn hơn.
Để đảm bảo có rau sạch cho bé ăn hàng ngày các mẹ nên tự trồng rau mầm cho bé vì trồng rau mầm rất đơn giản, chỉ sau 5 ngày cả bé và gia đình đã có một mẻ rau mầm sạch ngon.
Lưu ý vì trẻ không ăn rau mầm vị cay cho nên chỉ sử dụng mầm rau muống, rau mầm hướng dương, rau mầm đậu hà lan, rau mầm giá đỗ, rau mầm cải ngọt để chế biến. Rau mầm như củ cải trắng và củ cải đỏ có vị hơi cay nồng trẻ sẽ khó ăn hơn.