Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế các thực phẩm có axit oxalic vì nó ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm, dễ hình thành các sỏi oxalate. Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau muống, rau dền... được cho là tạo nhiều oxalat nhất.Theo Tiến sĩ Từ Việt Phú, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận biết rau củ trong tự nhiên có chứa axit oxalic là khi ăn thực phẩm đó sẽ có vị chua, chát hoặc hơi nhẫn nơi đầu lưỡi. Ảnh: mùng tơi, một trong những loại rau người bị sỏi thận không nên ăn nhiều vì có lượng oxalat cao.Thực phẩm chứa axit oxalic trong tự nhiên thường được chia làm 4 nhóm cơ bản. Thứ nhất là nhóm thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm như đậu phộng, bơ đậu phộng, đậu nành, đậu hũ, hạt dẻ, hạt thông... đều chứa nhiều oxalat, là chất góp phần tạo nên axit oxalic.Nhóm 2 gồm các loại rau, củ: Cây cải thìa, rau diếp, đậu bắp, củ cải đường, bồ công anh, cây mù tạc đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Thứ ba là nhóm thực phẩm làm từ lúa mì và thứ 4 là chocolate, trà, cola, nước ép việt quốc, các loại cocktail pha từ rượu mạnh và nước hoa quả, sữa chua.Axít oxalic (và các muối oxalat) có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có mức độ tồn dư khác nhau. Axít oxalic có thể bị giảm hàm lượng trong quá trình chế biến thực phẩm như: ngâm rửa rau củ, luộc gạn bỏ nước luộc đối với măng, rang đối với một số loại hạt… Ảnh: rau dền, thực phẩm nhiều oxalat.Để bệnh không nặng lên, những người bị sỏi thận nếu lỡ ăn những thực phẩm giàu oxalat, nên tăng cường uống nước để thúc đẩy đào thải chất này.Sau đây là những loại rau củ quả mà người bị sỏi thận không nên ăn. Củ cải nằm trong danh sách "cấm" này.Tỏi tây cũng cóa hàm lượng oxalat cao.Cần tây.Cải xoong.Bắp cải.Cải xoăn.Rau chân vịt.Đậu xanh.Khoai lang.Rau cải.Ngoài ra, các loại rau củ quả sau cũng không nên dùng cho bệnh nhân sỏi thận: khế, chanh, nho, me, đu đủ, ớt, bí, cải thìa, rau diếp, cà chua, cà rốt, cà tím,
súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây và nấm, măng muối.
Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế các thực phẩm có axit oxalic vì nó ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm, dễ hình thành các sỏi oxalate. Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau muống, rau dền... được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Theo Tiến sĩ Từ Việt Phú, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận biết rau củ trong tự nhiên có chứa axit oxalic là khi ăn thực phẩm đó sẽ có vị chua, chát hoặc hơi nhẫn nơi đầu lưỡi. Ảnh: mùng tơi, một trong những loại rau người bị sỏi thận không nên ăn nhiều vì có lượng oxalat cao.
Thực phẩm chứa axit oxalic trong tự nhiên thường được chia làm 4 nhóm cơ bản. Thứ nhất là nhóm thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm như đậu phộng, bơ đậu phộng, đậu nành, đậu hũ, hạt dẻ, hạt thông... đều chứa nhiều oxalat, là chất góp phần tạo nên axit oxalic.
Nhóm 2 gồm các loại rau, củ: Cây cải thìa, rau diếp, đậu bắp, củ cải đường, bồ công anh, cây mù tạc đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Thứ ba là nhóm thực phẩm làm từ lúa mì và thứ 4 là chocolate, trà, cola, nước ép việt quốc, các loại cocktail pha từ rượu mạnh và nước hoa quả, sữa chua.
Axít oxalic (và các muối oxalat) có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có mức độ tồn dư khác nhau. Axít oxalic có thể bị giảm hàm lượng trong quá trình chế biến thực phẩm như: ngâm rửa rau củ, luộc gạn bỏ nước luộc đối với măng, rang đối với một số loại hạt… Ảnh: rau dền, thực phẩm nhiều oxalat.
Để bệnh không nặng lên, những người bị sỏi thận nếu lỡ ăn những thực phẩm giàu oxalat, nên tăng cường uống nước để thúc đẩy đào thải chất này.
Sau đây là những loại rau củ quả mà người bị sỏi thận không nên ăn. Củ cải nằm trong danh sách "cấm" này.
Tỏi tây cũng cóa hàm lượng oxalat cao.
Cần tây.
Cải xoong.
Bắp cải.
Cải xoăn.
Rau chân vịt.
Đậu xanh.
Khoai lang.
Rau cải.
Ngoài ra, các loại rau củ quả sau cũng không nên dùng cho bệnh nhân sỏi thận: khế, chanh, nho, me, đu đủ, ớt, bí, cải thìa, rau diếp, cà chua, cà rốt, cà tím,
súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây và nấm, măng muối.