Cây vạn thiên thanh. Cây vạn niên thanh được trồng phổ biến như một loại cây cảnh trong nhà. Nếu vô tình ăn nhầm lá của cây hoa Tết này sẽ dẫn đến bỏng rát niêm mạc và tổn thương da. Nếu vô tình để nhựa dính vào có thể gây dị ứng da, bỏng, nghẹn và khó thở. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, vạn niên thanh có thể gây chết người nếu tiếp xúc với quá nhiều nhựa cây.Cây môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.Cây Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.Cây Dạ Lan: Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.Cây hoa tulip. Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.Cây thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.Hoa lan chuông. Hoa lan chuông là loài hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Loài hoa này cũng được ưa thích trong vườn vì mùi thơm đặc biệt của nó. Hoa lan chuông nhỏ, màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính convallimarin, convallarin khiến người ăn phải có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, co giật, loạn nhịp tim.Cây trúc đào. Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. (Ảnh: Blogcaycanh, Thegioicayvahoa
Cây vạn thiên thanh. Cây vạn niên thanh được trồng phổ biến như một loại cây cảnh trong nhà. Nếu vô tình ăn nhầm lá của cây hoa Tết này sẽ dẫn đến bỏng rát niêm mạc và tổn thương da. Nếu vô tình để nhựa dính vào có thể gây dị ứng da, bỏng, nghẹn và khó thở. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, vạn niên thanh có thể gây chết người nếu tiếp xúc với quá nhiều nhựa cây.
Cây môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.
Cây Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
Cây Dạ Lan: Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Cây hoa tulip. Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
Cây thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
Hoa lan chuông. Hoa lan chuông là loài hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Loài hoa này cũng được ưa thích trong vườn vì mùi thơm đặc biệt của nó. Hoa lan chuông nhỏ, màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính convallimarin, convallarin khiến người ăn phải có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, co giật, loạn nhịp tim.
Cây trúc đào. Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. (Ảnh: Blogcaycanh, Thegioicayvahoa