Không phải bà bầu nào cũng phải rặn đẻ: Rất nhiều bà bầu lo lắng rằng mình sẽ không biết cách rặn đẻ hoặc không có hơi để rặn đẻ. Nhưng sự thực là nhờ phản xạ đẩy thai nhi ra ngoài nên cơ thể sẽ tự động làm việc đó. Khi sinh con thì phần đầu của tử cung ngày càng dày hơn và gần như sẽ cuộn lại giống như một hộp kem đánh răng để đẩy em bé ra ngoài. Và cho dù có hay không gây tê ngoài màng cứng thì phản xạ này vẫn diễn ra. Nghiên cứu cho thấy việc bắt buộc phải rặn đẻ trong khi cơ thể không muốn sẽ làm tổn hại tới vùng khung chậu. Không cần thiết phải “dọn dẹp” vùng kín: Bác sĩ đỡ đẻ sẽ chẳng quan tâm đến việc bạn đã cạo hay wax vùng kín hay chưa đâu, nhưng nếu các bà mẹ tương lai cảm thấy thoải mái với điều đó thì cứ làm. Nôn mửa hoặc rặn ra cả chất thải: Đây là một nỗi sợ khủng khiếp về chuyện đi đẻ nhưng là thực tế thường xuyên xảy ra. Mặc dù không dễ chịu chút nào nhưng may mắn là những người đỡ đẻ không mấy khi quan tâm đến những điều đó. Bà bầu vẫn có thể ăn trong khi chờ đẻ: Mặc dù khi chuyển dạ thì ít có bà bầu nào nghĩ đến chuyện ăn uống. Nhưng nếu cảm thấy đói thì nên ăn. Cơ thể sẽ thực hiện những chức năng của nó tốt hơn nếu được cung cấp đủ nước và dưỡng chất. Bà bầu vẫn có nhiều thời gian sau khi vỡ ối: Khi bị vỡ ối nhưng chưa chuyển dạ, các bệnh viện thường yêu cầu sản phụ nhập viện trong vòng 24 tiếng để kích đẻ, tránh bị viêm. Nhưng sự thật là bà bầu hoàn toàn có thể đợi thêm tối đa 72 tiếng để chuyển dạ tự nhiên mà không phải kích đẻ. Không phải chỉ nằm mới rặn đẻ được: Mặc dù thường phải rặn đẻ ở tư thế nằm nhưng theo quy luật của trọng lực thì rặn đẻ ở tư tế đứng hoặc ngồi xổm thì em bé sẽ chui ra dễ dàng hơn. Vì vậy nếu cảm thấy có thể nằm nghiêng để rặn đẻ hay quỳ, ngồi… thì cứ thoải mái thực hiện. Không cần phải sinh con tại nơi nhiều ánh sáng; Các phòng đẻ thường được thắp sáng choang nhưng điều này chỉ giúp ích cho bác sĩ. Tại tử cung cũng có các thụ quan melatonin giúp sản sinh oxytocin – hormone gây chuyển dạ. Ánh sáng càng ít thì melatonin càng nhiều, vì vậy ánh sáng trong phòng phải tối mới tốt cho bà bầu. (Nguồn ảnh: NY post)
Không phải bà bầu nào cũng phải rặn đẻ: Rất nhiều bà bầu lo lắng rằng mình sẽ không biết cách rặn đẻ hoặc không có hơi để rặn đẻ. Nhưng sự thực là nhờ phản xạ đẩy thai nhi ra ngoài nên cơ thể sẽ tự động làm việc đó. Khi sinh con thì phần đầu của tử cung ngày càng dày hơn và gần như sẽ cuộn lại giống như một hộp kem đánh răng để đẩy em bé ra ngoài. Và cho dù có hay không gây tê ngoài màng cứng thì phản xạ này vẫn diễn ra. Nghiên cứu cho thấy việc bắt buộc phải rặn đẻ trong khi cơ thể không muốn sẽ làm tổn hại tới vùng khung chậu.
Không cần thiết phải “dọn dẹp” vùng kín: Bác sĩ đỡ đẻ sẽ chẳng quan tâm đến việc bạn đã cạo hay wax vùng kín hay chưa đâu, nhưng nếu các bà mẹ tương lai cảm thấy thoải mái với điều đó thì cứ làm.
Nôn mửa hoặc rặn ra cả chất thải: Đây là một nỗi sợ khủng khiếp về chuyện đi đẻ nhưng là thực tế thường xuyên xảy ra. Mặc dù không dễ chịu chút nào nhưng may mắn là những người đỡ đẻ không mấy khi quan tâm đến những điều đó.
Bà bầu vẫn có thể ăn trong khi chờ đẻ: Mặc dù khi chuyển dạ thì ít có bà bầu nào nghĩ đến chuyện ăn uống. Nhưng nếu cảm thấy đói thì nên ăn. Cơ thể sẽ thực hiện những chức năng của nó tốt hơn nếu được cung cấp đủ nước và dưỡng chất.
Bà bầu vẫn có nhiều thời gian sau khi vỡ ối: Khi bị vỡ ối nhưng chưa chuyển dạ, các bệnh viện thường yêu cầu sản phụ nhập viện trong vòng 24 tiếng để kích đẻ, tránh bị viêm. Nhưng sự thật là bà bầu hoàn toàn có thể đợi thêm tối đa 72 tiếng để chuyển dạ tự nhiên mà không phải kích đẻ.
Không phải chỉ nằm mới rặn đẻ được: Mặc dù thường phải rặn đẻ ở tư thế nằm nhưng theo quy luật của trọng lực thì rặn đẻ ở tư tế đứng hoặc ngồi xổm thì em bé sẽ chui ra dễ dàng hơn. Vì vậy nếu cảm thấy có thể nằm nghiêng để rặn đẻ hay quỳ, ngồi… thì cứ thoải mái thực hiện.
Không cần phải sinh con tại nơi nhiều ánh sáng; Các phòng đẻ thường được thắp sáng choang nhưng điều này chỉ giúp ích cho bác sĩ. Tại tử cung cũng có các thụ quan melatonin giúp sản sinh oxytocin – hormone gây chuyển dạ. Ánh sáng càng ít thì melatonin càng nhiều, vì vậy ánh sáng trong phòng phải tối mới tốt cho bà bầu. (Nguồn ảnh: NY post)